Cấp cứu ca chấn thương do lưỡi cày găm vào chân

Bệnh viện đa khoa Đông Anh ( Hà Nội) vừa tiếp nhận một trường hợp tai nạn lao động nghiêm trọng.

cap cuu ca chan thuong do luoi cay gam vao chan 228 6699382
Hình ảnh X-quang chân bệnh nhân trước phẫu thuật. (Ảnh: BVCC)

Bệnh nhân vào viện trong trạng thái đau đớn, hạn chế vận động cẳng chân trái, tê bì nhẹ đầu chi. Vị trí 1/3 giữa cẳng chân trái có dị vật lưỡi cày găm vào cẳng chân làm rách đứt 3/4 cơ chày trước, tổn thương mạch m.áu gây c.hảy m.áu nhiều.

Theo chia sẻ, bệnh nhân bị lưỡi cày găm vào cẳng chân trái do bất cẩn khi đang sử dụng máy để cày ruộng.

Bệnh nhân đã được cấp cứu trấn an tinh thần, dùng giảm đau, băng vết thương, cố định chân và làm các xét nghiệm cận lâm sàng và điều trị kháng sinh.

cap cuu ca chan thuong do luoi cay gam vao chan 623 6699382
Bệnh nhân bị lưỡi cày găm vào chân trái khi đang cày ruộng. (Ảnh: BVCC)

Các bác sĩ đã phẫu thuật lấy tấm kim loại cong kích thước 30×3 cm, cắt lọc tối thiểu tổ chức phần mềm bám nhiều dị vật bẩn và khâu phục hồi thành tĩnh mạch tổn thương.

Sau phẫu thuật, tình trạng bệnh nhân đã ổn định và đang được điều trị tại Khoa Chấn thương Chỉnh hình.

Qua đây, các bác sĩ khuyến cáo, người lao động hãy sử dụng các các trang thiết bị bảo hộ lao động như mũ, kính, quần áo bảo hộ, giày… khi làm việc, cần thao tác đúng kỹ thuật và luôn làm việc trong trạng thái tinh thần tỉnh táo để tránh xảy ra các tai nạn lao động không mong muốn.

Những trường hợp không may bị tai nạn lao động, cần đến ngay cơ sở y tế để khám và được cấp cứu kịp thời.

Hà Nội tăng vọt ca Covid-19, F0 điều trị tại nhà cần chuẩn bị những gì?

Dịch Covid-19 tại Hà Nội ngày càng diễn biến phức tạp. Mới đây, số F0 ghi nhận trong 24 giờ của Thủ đô chính thức vượt mốc 1.000 ca (1.357 ca), trong đó chiếm gần một nửa là ca cộng đồng.

Để tránh tình trạng quá tải hệ thống y tế, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, Hà Nội đã cho phép các F0 nhẹ, không triệu chứng điều trị tại nhà.

Những việc cần chuẩn bị khi là F0 điều trị tại nhà

Theo Sở Y tế Hà Nội, với các trường hợp F0 đủ điều kiện điều trị tại nhà trước hết cần chuẩn bị những việc sau:

– Lưu số điện thoại đường dây nóng phòng chống dịch; nhân viên y tế được phân công hỗ trợ theo dõi sức khỏe.

– Thống nhất với cả gia đình về vùng không gian dành riêng cho người nhiễm.

ha noi tang vot ca covid 19 f0 dieu tri tai nha can chuan bi nhung gi 888 6213507

Để tránh tình trạng quá tải hệ thống y tế, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, Hà Nội đã cho phép các F0 nhẹ, không triệu chứng điều trị tại nhà (Ảnh minh họa).

– Chuẩn bị các vật dụng tối thiểu như: Khẩu trang y tế dùng một lần; găng tay y tế sạch; dung dịch sát khuẩn tay/xà phòng; dụng cụ cá nhân: bàn chải đ.ánh răng, khăn tắm, khăn mặt, chậu tắm – giặt, bộ đồ dùng ăn uống, xà phòng (tắm, giặt), máy giặt (nếu có), dụng cụ phơi, sấy trang phục cá nhân.

– Về các thiết bị theo dõi y tế, F0 điều trị tại nhà cần có: nhiệt kế, máy đo độ bão hòa oxy đầu ngón tay (SpO2); máy đo huyết áp; điện thoại hoặc máy tính để liên lạc với nhân viên y tế; thùng rác thải y tế; túi thuốc điều trị tại nhà.

Những dấu hiệu cảnh báo bệnh diễn tiến nặng

Nếu có một trong những dấu hiệu dưới đây, F0 điều trị tại nhà cần báo ngay với nhân viên y tế:

– Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở t.rẻ e.m có dấu hiệu thở bất thường: Thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.

– Nhịp thở tăng: Người lớn nhịp thở> 21 lần/phút; trẻ từ 1 đến dưới 5 t.uổi, nhịp thở: 40 lần/phút; trẻ từ 5 đến dưới 12 t.uổi, nhịp thở 30 lần/phút.

– SpO2 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút; huyết áp thấp: huyết áp tối đa

– Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.

– Thay đổi ý thức: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đ.ánh thức, co giật.

– Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

– Không thể uống. T.rẻ e.m bú kém/giảm, ăn kém, nôn.

– Trẻ có biểu hiện: Sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi đỏ, ngón tay chân sưng phù nổi ban đỏ, nốt hoặc mảng xuất huyết…

Với một số triệu chứng nhẹ, người bệnh có thể tự xử trí:

Sốt

Đối với người lớn> 38,5 độ C hoặc đau đầu, đau người nhiều thì uống mỗi lần một viên thuốc hạ sốt như Paracetamol 0,5g, có thể lặp lại mỗi 4 – 6 giờ, ngày không quá 4 viên, uống Oresol nếu uống kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước.

Đối với t.rẻ e.m sốt> 38,5 độ C, uống thuốc hạ sốt như Paracetamol liều 10-15mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4 – 6 giờ, ngày không quá 4 lần.

Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ, đề nghị thông báo ngay cho nhân viên y tế quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà để xử lý.

Người bệnh có thể dùng thuốc giảm ho theo đơn của bác sĩ.

Cách sử dụng thuốc điều trị Covid-19 tại nhà cho người trên 18 t.uổi

Theo Sở Y tế Hà Nội, thuốc dành cho F0 điều trị tại nhà gồm 3 nhóm:

Nhóm A là những thuốc thông dụng bao gồm thuốc hạ sốt và thuốc nâng cao thể trạng:

– Paracetamol 500mg: Uống một viên khi sốt trên 38,5 độ C, có thể lặp lại mỗi 4 giờ đến 6 giờ nếu vẫn còn sốt.

– Vitamin tổng hợp: Uống một viên/lần/ngày.

– Vitamin C: Sáng một viên, tối một viên.

Nhóm B là thuốc kháng viêm và thuốc chống đông chỉ sử dụng trong tình huống đặc biệt. Người bệnh khi cảm thấy khó thở (thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi trên 20 lần/phút hoặc đo SpO2 từ 96% trở xuống) phải liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ. Bác sĩ sẽ đ.ánh giá tình trạng bệnh, nếu có chỉ định nhập viện, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng một liều duy nhất trước khi chuyển viện:

– Dexamathasone 0,5mg x 12 viên uống một lần, (12 viên tương đương 6mg) hoặc Methylprednisolone 16mg x 1 viên uống.

– Rivaroxaban 10mg x 1 viên uống hoặc Apixaban 2,5mg x 1 viên uống hoặc Dabigatran 220mg x 1 viên uống.

Sở Y tế Hà Nội cũng lưu ý các thuốc trên không sử dụng cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú, người có mắc một trong những bệnh (viêm loét dạ dày tá tràng, suy gan, suy thận, các bệnh lý dễ gây c.hảy m.áu đường tiêu hóa, đường tiết niệu và các bệnh lý gây c.hảy m.áu khác).

Nhóm C là thuốc kháng virus

– Molnupiravir viên 200mg hoặc viên 400mg uống ngày 2 lần: sáng 800mg, chiều 800mg, uống 5 ngày liên tục.

– Hoặc Favipiravir viên 200mg. Ngày đầu 1.600mg/lần x 2 lần/ngày, các ngày sau uống 600mh/lần x 2 lần/ngày, uống từ 7 – 14 ngày.

Thuốc nhóm C không sử dụng trong trường hợp phụ nữ đang có thai hoặc có kế hoạch có thai, đang cho con bú.

T.rẻ e.m mắc Covid-19 cần theo dõi, điều trị tại nhà thế nào?

T.rẻ e.m khi điều trị tại nhà cần được nằm phòng riêng. Với t.rẻ e.m từ 2 t.uổi trở lên cần được đeo khẩu trang.

Để điều trị triệu chứng, gia đình cho trẻ hạ sốt khi nhiệt độ từ 38,5 độ C trở lên bằng cách cho uống thuốc Paracetamol liều 10 – 15 mg/kg/lần mỗi 6 giờ.

Trong trường hợp trẻ bị ho, Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo ưu tiên dùng các loại thuốc ho thảo dược.

Bên cạnh đó, để nâng cao thể trạng, trẻ cần được uống nhiều nước; đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng.

Gia đình cần đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ sốt; đo SpO2 (nếu có thiết bị) tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ mệt, thở nhanh/khó thở.

Bên cạnh đó, gia đình cần chú ý các dấu hiệu cảnh báo ở trẻ:

– Triệu chứng bất thường cần báo nhân viên y tế: Sốt trên> 38,5 độ C; tức ngực; đau rát họng, ho; cảm giác khó thở; tiêu chảy; SpO2

– Dấu hiệu chuyển nặng cần báo cấp cứu 115 hoặc tổ y tế cộng đồng để được cấp cứu tại nhà hoặc đưa trẻ đến bệnh viện ngay: Thở nhanh; cánh mũi phập phồng; rút lõm lồng ngực.

Phương pháp xác định trẻ thở nhanh:

– 1 – 5 t.uổi: từ 40 lần/phút;

– 5 – 12 t.uổi: từ 30 lần/phút;

– Trên 12 t.uổi: từ 20 lần/phút.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *