Trong lúc ăn cơm, ông Đ. không may nuốt cả xương đùi gà dẫn tới tình trạng ho sặc sụa, tím tái do bị mẩu xương gà bịt kín đường thở.
Bài Viết Liên Quan
- Ung thư vú ở Việt Nam ngày càng trẻ hóa
- Hạt vừng đen: loại hạt bé xíu nhưng “có võ” mà nhà nào cũng có hóa ra lại bổ dưỡng hơn cả một thang thuốc bổ
- Mang dép lê đi siêu thị, người đàn ông 49 t.uổi bị thang cuốn “nuốt chửng” chân phải
Ông Đ. nhập viện trong tình trạng ho sặc sụa, tím tái do bị mẩu xương gà bịt kín đường thở.
Các bác sĩ Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Quế Phong ( Nghệ An) vừa cấp cứu kịp thời cho một người đàn ông nhập viện trong tình trạng ho sặc sụa, tím tái do bị mẩu xương gà bịt kín đường thở.
Ngày 24/7, Bác sĩ Võ Hoài Nam – Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, TTYT huyện Quế Phong cho biết, vào khoảng 21h ngày 23/7, đơn vị có tiếp nhận bệnh nhân Hà Văn Đ. (SN 1957, trú tại bản Mường Hin, xã T.iền Phong, huyện Quế Phong) nhập viện trong tình trạng ho sặc sụa, khó thở liên tục, tím tái.
Theo người nhà cho biết, trước đó 30 phút, bệnh nhân Đ. có ăn cơm với thịt gà. Vì không có răng nên đã lỡ nuốt cả xương đùi gà, sau ăn xuất hiện ho sặc sụa, khó thở liên tục, tím tái nên người nhà nhanh chóng đưa đến bệnh viện để cấp cứu.
Theo Bác sĩ Nam, lúc vào bệnh nhân vẫn tỉnh táo, sau đó ho ra m.áu, khó thở liên tục, tím tái toàn thân. Mạch 120l/p, huyết áp 150/90, SpO2 60-70%…
Các bác sĩ đã gắp chiếc xương gà dài khoảng 3-4 cm ra khỏi đường thở của bệnh nhân.
Bệnh nhân sau đó được cho thở oxy để giãn cơ phế quản và bác sĩ tiến hành hội chẩn, chuyển tuyến trên điều trị. Tuy nhiên, trong lúc các bác sĩ đang hội chẩn, bệnh nhân ho sặc sụa, khó thở liên tục, tím tái spO2 30%.
Các bác sĩ xác định dị vật là chiếc xương gà dài khoảng 3-4 cm, mắc ở đường thở của bệnh nhân. Ngay lập tức, các bác sĩ đã tiến hành gây mê, gắp dị vật (gồm mẩu xương gà và thịt ra ngoài.
“Ông Đ. có t.iền sử bị hen phế quản, sau khi nuốt do bệnh nhân bị ho nên dị vật trôi vào và bịt kín ở đường thở. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng”, bác sĩ Nam cho biết thêm.
Hy hữu: Lấy thành công xương cá hóc trong phế quản gần 1 năm
Bệnh nhân nữ H.T.H (SN 1963, ngụ huyện Trần Văn Thời – Cà Mau) được tuyến trước chuyển đến bệnh viện với mảnh xương cá lọt vào phế quản bệnh nhân suốt 1 năm.
Xương cá được lấy ra sau nội soi phế quản.
Ngày 9/7, thông tin từ BS.CK2 Phạm Thanh Phong – Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BV ĐKTƯ CT) cho biết, các bác sĩ, Khoa Nội Hô hấp Bệnh viện đã điều trị thành công bệnh nhân hóc xương hy hữu, gắp thành công mảnh xương cá lọt vào phế quản bệnh nhân suốt 1 năm.
Bệnh nhân nữ H.T.H (SN 1963, ngụ huyện Trần Văn Thời – Cà Mau) được tuyến trước chuyển đến bệnh viện với chẩn đoán dị vật đường hô hấp, tăng huyết áp.
Được biết, khoảng 1 năm trước, bệnh nhân ăn canh chua bị sặc, rồi ho đàm, khò khè từng đợt kéo dài, nặng ngực và thở khó, điều trị không giảm. Kết quả chụp cắt lớp vi tính lồng ngực có cản quang ghi nhận ở phế quản gốc trái trái có dị vật cản quang không rõ bản chất.
Các bác sĩ đã dùng kiềm gắp thành công dị vật xương cá ra khỏi lòng phế quản. Hiện bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, các triệu chứng ho, khò khè, khó thở giảm nhiều, ăn uống được.
Bệnh nhân ổn định chuẩn bị ra viện.
TS.BS Cao Thị Mỹ Thúy – Trưởng Khoa Nội Hô hấp bệnh viện cho biết, quá trình lấy dị vật này rất khó khăn do dị vật nằm đã lâu trong lòng phế quản gây viêm phổi nghẽn, tăng sinh mô hạt nhiều nên phải giải phóng mô hạt, súc rửa phế quản sau đó mới có thể tiến hành gắp dị vật. Thời gian dị vật nằm trong phế quản càng dài gây kích thích tăng sinh mô hạt càng nhiều ở vị trí phế quản tiếp xúc với dị vật gây nên tình trạng viêm phổi nghẽn tái đi tái lại, gây khó khăn khi lấy dị vật.
Dị vật phế quản có thể gây những biến chứng cấp tính như ngưng thở hay mạn tính như n.hiễm t.rùng phế quản phổi tái đi tái lại và đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng bệnh nhân. Trường hợp bệnh nhân này dị vật phế quản bỏ quên đã được lấy ra.