Phòng xét nghiệm container ATSH BSI do Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đưa về Phú Yên giúp tỉnh này tăng cường năng lực xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2.
Phòng xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trong container tại Phú Yên và sự hỗ trợ của đoàn tình nguyện Trường đại học Kỹ thuật y – dược Đà Nẵng – Video: VĂN VINH
Từ đầu tháng 7-2021, chỉ vài ngày sau khi Phú Yên phát hiện chùm ca mắc COVID-19 đầu tiên, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã đưa một phòng xét nghiệm virus SARS-CoV-2 từ Hà Nội vào tỉnh này để tăng cường năng lực xét nghiệm khẳng định của địa phương.
Mỗi ngày, phòng xét nghiệm này có thể trả kết quả 700 – 1.000 mẫu đơn bằng kỹ thuật PCR.
Đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên xét nghiệm là các giảng viên của Trường đại học Kỹ thuật y – dược Đà Nẵng đã tiếp quản và sử dụng container xét nghiệm này từ ngày 4-7 đến nay. Mỗi kíp xét nghiệm gồm 4 người, thay ca làm việc liên tục trong container chật hẹp, có khi 24/24h để kịp thời trả kết quả chính xác cho các địa phương phục vụ truy vết, khoanh vùng dịch.
Bài Viết Liên Quan
- Bệnh tay chân miệng tăng đột biến tại ĐBSCL, 4 ca t.ử v.ong
- Trà xanh: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh kẻo ‘ân hận mấy cũng muộn’
- Một triệu sản phẩm Värna sẽ tiếp sức tuyến đầu chiến thắng dịch bệnh
Phòng xét nghiệm container ATSH BSI đặt tại Trường cao đẳng Y tế Phú Yên – Ảnh: VĂN VINH
Phòng xét nghiệm container khá chật hẹp bởi máy móc, trang thiết bị chiếm hầu hết diện tích. Mỗi ca trực xét nghiệm có 4 người đều ở trong đoàn tình nguyện của Trường đại học Kỹ thuật y – dược Đà Nẵng – Ảnh: VĂN VINH
Kỹ thuật viên xét nghiệm sử dụng sinh phẩm, hóa chất để xử lý mẫu bên trong phòng xét nghiệm container – Ảnh: VĂN VINH
Mẫu bệnh phẩm được đưa đến phòng xét nghiệm container – Ảnh: VĂN VINH
Thiết bị chiết, tách mẫu để xác định virus SARS-CoV-2 trong container xét nghiệm – Ảnh: VĂN VINH
Kỹ thuật viên kiểm tra và đọc kết quả mẫu xét nghiệm trên phần mềm – Ảnh VĂN VINH
Thạc sĩ Trần Đăng Khoa ở Trường đại học Kỹ thuật y – dược Đà Nẵng cho biết: “Công tác xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 giúp các địa phương khẩn trương truy vết và khoanh vùng dịch. Bên cạnh đó đã giảm tải cho phòng xét nghiệm của CDC Phú Yên và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên”.
Tiến sĩ Lê Thị Thúy, phó hiệu trưởng Trường đại học Kỹ thuật y – dược Đà Nẵng, cho biết từ ngày 3-7, đoàn công tác gồm 120 người (trong đó có 20 y, bác sĩ, còn lại là y sinh) đã lên đường vào hỗ trợ Phú Yên chống dịch.
Các thành viên của đoàn đã tham gia mọi “mặt trận” ở tuyến đầu, từ các phòng xét nghiệm đến đội điều tra dịch tễ, từ nhóm truy vết đến đội lấy mẫu xét nghiệm tại cộng đồng, từ các khu cách ly đến các cơ sở y tế điều trị những người bệnh mắc COVID-19…
BS Huỳnh Lê Xuân Bích – phó giám đốc Sở Y tế, giám đốc CDC Phú Yên – bày tỏ sự biết ơn: “Khi dịch COVID-19 khởi phát tại Phú Yên, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn khi chỉ có một phòng xét nghiệm khẳng định đặt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên, mỗi ngày chỉ xét nghiệm được vài trăm mẫu.
Nhờ sự giúp đỡ của Viện Pasteur Nha Trang, của Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và các đơn vị hỗ trợ khác, đến nay năng lực xét nghiệm khẳng định SARS-CoV-2 của Phú Yên đã trên 5.000 mẫu mỗi ngày”.
VPBank đưa 4 container xét nghiệm Covid-19 vào “tâm dịch” phía Nam
Các container xét nghiệm Covid-19 do VPBank và Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp thực hiện, đạt tiêu chuẩn của WHO và Bộ Y tế. 2 trong 4 container xét nghiệm này được tăng cường cho “tâm dịch” TPHCM.
Ngày 13/7, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã phối hợp đưa 2 xe container xét nghiệm Covid-19 lưu động với công suất xét nghiệm lên tới 3.600 mẫu đơn, 36.000 mẫu gộp mỗi ngày bằng phương pháp realtime PCR vào TPHCM và Bình Dương nhằm tăng cường hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Đây là 2 trong số những container xét nghiệm Covid-19 lưu động được VPBank và Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp nghiên cứu sản xuất thần tốc trong khoảng 3 tuần, đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y tế. Mỗi container có khả năng xét nghiệm 3.600 mẫu đơn, 36.000 mẫu gộp mỗi ngày (10 giờ – 20 giờ thao tác).
Các container xét nghiệm được trang bị hệ thống áp lực âm; tủ an toàn sinh học; bộ lọc HEPA; hệ thống xử lý nước thải; cấp điện lưu động; bàn ghế thí nghiệm; giá đỡ chống rung; lò hấp tiệt trùng; tủ lạnh y tế và hệ thống chuyển mẫu khép kín.
Chia sẻ về các container đặc biệt này, TS, BS Hà Anh Đức – Chánh Văn phòng Bộ Y tế, Chủ tịch Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam cho biết, đây là mô hình xét nghiệm đã được kiểm định, với trang thiết bị hiện đại, đảm bảo xét nghiệm chính xác bằng phương pháp realtime PCR. Ưu điểm của container xét nghiệm là sự cơ động, có thể di chuyển tới khu công nghiệp, vùng núi, biên giới… để xét nghiệm.
Container vận chuyển mẫu đảm bảo tiêu chuẩn xét nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đảm bảo độ chính xác, giảm chi phí so với việc xây dựng phòng thí nghiệm tại chỗ, tiết kiệm chi phí vận chuyển mẫu cũng như khấu hao khác liên quan đến việc vận chuyển mẫu từ điểm lấy mẫu đến các phòng thí nghiệm. Về lâu dài, các container xét nghiệm có thể hoạt động cho các nhu cầu khác của một phòng thí nghiệm.
“Container xét nghiệm Covid-19 lưu động ra đời với mục đích chung tay cùng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19, Bộ Y tế và các địa phương phòng chống dịch Covid-19. Chúng tôi cũng kỳ vọng, các container xét nghiệm này có thể góp phần đẩy nhanh tốc độ lấy mẫu và trả kết quả sàng lọc Covid-19 tại TPHCM, trong bối cảnh dịch bệnh ngày càng lan rộng như hiện nay”, ông Đức nói.
Trước đó, hồi đầu tháng 7, VPBank và Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam cũng đã đưa 2 container xét nghiệm Covid-19 lưu động vào Viện Pasteur TPHCM và Phú Yên. Trước tình hình dịch bệnh ngày càng lan nhanh, gia tăng mạnh các ca dương tính tại các tỉnh phía Nam, đặc biệt là TPHCM, Bộ Y tế đã có cuộc họp với TPHCM và thống nhất TPHCM cần tăng cường tiếp cận tất cả các loại sinh phẩm, máy và thiết bị xét nghiệm trong bối cảnh thành phố ưu tiên sàng lọc nhanh 3 ngày/lần tại vùng lõi dịch, vùng phong tỏa; 7 ngày/lần tại vùng nguy cơ rất cao.
Dựa trên chủ trương này, Sở Y tế TPHCM đề nghị Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tiếp tục chuyển giao thêm một container xét nghiệm Covid-19 lưu động nữa cho TPHCM và đặt tại Viện Y dược học dân tộc, bên cạnh container xét nghiệm đang hoạt động tại Viện Pasteur TPHCM.
Theo đại diện VPBank, container xét nghiệm lưu động là một sáng kiến độc đáo, khác biệt, đầy tính thực tế và có thể đóng góp ngay cho công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 của TPHCM và các tỉnh phía Nam nói riêng và cả nước nói chung.
Đây cũng là sự phát triển linh hoạt của mô hình Phòng khám lưu động container với mục tiêu khám sức khỏe miễn phí cho công nhân tại nhiều khu công nghiệp trên địa bàn TPHCM và các tỉnh lân cận mà VPBank và Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp triển khai hồi tháng 4 vừa qua.
“Việc tài trợ sản xuất các container xét nghiệm này đã một lần nữa khẳng định trách nhiệm xã hội của VPBank, sẵn sàng đóng góp chung tay cùng cả nước chống dịch, bên cạnh hàng loạt hoạt động ý nghĩa, thiết thực ngân hàng đã thực hiện trước đó như: Ủng hộ Quỹ vắc xin 60 tỷ đồng, hỗ trợ 5 tỷ đồng để tỉnh Bắc Giang chống dịch, hỗ trợ trang thiết bị vật tư y tế chống dịch khác cho các địa phương…, theo đúng tinh thần chương trình “Vì một Việt Nam thịnh vượng” mà VPBank đang triển khai”, đại diện ngân hàng chia sẻ.