Sau 45 tuổi, nếu vẫn ‘làm tốt’ 4 bài tập này thì xin chúc mừng, bạn đang sở hữu ‘cơ thể trường thọ’

Sau 45 tuổi, người có thể lực tốt sẽ thực hiện những động tác này một cách dễ dàng.

Tập thể dục đều đặn mỗi ngày là bí quyết cốt lõi để có được sức khỏe tốt. Không chỉ đem lại một cơ thể khỏe mạnh, tập thể dục còn mang đến một cuộc sống năng động và tươi mới hơn…

Việc tập luyện không khó nhưng lợi ích mà chúng đem lại vô cùng đáng kể. Điều này lại càng cần thiết hơn khi chúng ta bước vào giai đoạn “đầm lầy” 45-55 tuổi. Vì vậy, chăm chỉ luyện tập thể dục là một tín hiệu tốt giúp những người ở độ tuổi này nâng cao sức khỏe. Bước qua tuổi 45, nếu bạn vẫn thực hiện được 4 bài tập này thì thể lực vẫn ở mức khá tốt. Nếu thường xuyên luyện tập, sức khỏe tổng thể được cải thiện, nâng cao tuổi thọ:

1. Chạy marathon

Sau 45 tuổi, nếu vẫn "làm tốt" 4 bài tập này thì xin chúc mừng, bạn đang sở hữu "cơ thể trường thọ"- Ảnh 1.

Sau 45 tuổi, cơ thể dần bị lão hóa, một số cơ quan sẽ yếu đi. Do đó, nếu ở độ tuổi này mà bạn vẫn có thể thực hiện tốt bộ môn đòi hỏi sự khắt khe về thể lực này thì chứng tỏ cơ thể bạn vẫn còn sung sức và khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu thể trạng của bạn không tốt thì nên hạn chế tập luyện bộ môn này, nếu không sẽ phản tác dụng.

2. Squat

Squat hay còn gọi là ngồi xổm, là động tác giúp phát triển cơ mông, đùi và tác động tốt đến vùng sàn chậu. Không những vậy, động tác này còn giúp nam giới tăng sức mạnh các nhóm cơ, tăng mức độ linh hoạt của khớp, đốt nhiều calo và cải thiện sức khỏe. Việc kiên trì thực hiện bài tập này còn có thể đẩy nhanh quá trình lưu thông máu của cơ thể, cung cấp năng lượng liên tục cho cơ thể, từ đó có thể nâng cao thể chất và có lợi cho sức khỏe hơn.

Nếu nam giới đã ở độ tuổi trung niên mà vẫn có thể thực hiện các động tác squat đúng mà không có cảm giác khó chịu có nghĩa là cột sống thắt lưng và các khớp của bạn đang khỏe mạnh.

3. Gập bụng

Gập bụng là bài tập giúp loại bỏ đi “bụng mỡ” xấu xí, săn chắc cơ bụng, tránh tình trạng béo bụng ở người trung niên. Đây là bài tập khó, dành cho những có thể lực tốt và người muốn có vòng eo săn chắc hoặc cơ bụng 6 múi. Khi gập bụng phải sử dụng sức mạnh của thắt lưng và cơ bụng nên với những người sau 45 tuổi, nếu vẫn có thể thực hiện gập bụng một cách dễ dàng thì chứng tỏ cơ thể vẫn khỏe mạnh, sung sức.

Đối với một số người lớn tuổi, nếu muốn tăng cường thể lực mà không khiến cơ thể bị chấn thương thì cũng có thể thử động tác này tuy nhiên cần luyện tập ở mức độ vừa phải, tránh mất sức quá nhiều.

4. Bài tập lunge

Sau 45 tuổi, nếu vẫn "làm tốt" 4 bài tập này thì xin chúc mừng, bạn đang sở hữu "cơ thể trường thọ"- Ảnh 2.


Đối với người ở tuổi trung niên, động tác lunge này rất lý tưởng để tập hàng ngày. Bài tập này giúp đầu gối di chuyển và cử động một cách linh hoạt hơn. Khi thực hiện động tác lunge, nhiều khối cơ sẽ được kích hoạt để cân bằng cơ thể của bạn trên một chân. Do đó, cơ bắp phụ trợ và cốt lõi của bạn sẽ hỗ trợ ổn định cơ thể.

Đồng thời, động tác này cũng giúp cải thiện các vấn đề lưu thông kém của mạch máu. Nếu bạn tiếp tục kiên trì làm động tác này hàng ngày, bạn sẽ thấy đôi chân của mình trở nên đặc biệt săn chắc và linh hoạt.

3 “không” khi tập thể dục giúp tuổi thọ kéo dài, không lo bị bệnh

1. Không để bụng đói khi tập thể dục

Nhiều người tin rằng tập thể dục khi bụng đói sẽ giúp tăng cường đốt cháy năng lượng của cơ thể. Tuy nhiên điều này hoàn toàn trái ngược với những cơ sở khoa học. Việc tập thể dục khi bụng đói sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu và thậm chí là choáng váng do hạ đường huyết.

Vì vậy, để đạt hiệu quả tốt nhất khi tập thể dục, tốt nhất bạn nên ăn một hoặc hai giờ trước khi tập luyện.

Sau 45 tuổi, nếu vẫn "làm tốt" 4 bài tập này thì xin chúc mừng, bạn đang sở hữu "cơ thể trường thọ"- Ảnh 3.

2. Không uống nhiều nước ngay sau khi tập thể dục

Nhiều người thường sẽ có thói quen uống rất nhiều nước ngay sau khi ngừng tập thể dục bởi lúc này cơ thể bị mất nước nhẹ do ra nhiều mồ hôi khi vận động. Tuy nhiên, việc bạn uống nước sau khi tập là khá tai hại.

Nguyên nhân là sau khi vận động liên tục, uống nhiều nước lúc này sẽ dễ làm cho dạ dày bị giãn nở, gây ra cảm giác buồn nôn, chướng bụng, đau bụng, không tốt cho sức khỏe của hệ tiêu hóa.

3. Không tập thể dục khi bị bệnh

Khi cảm thấy cơ thể không khỏe, bạn nên tạm ngừng tập luyện. Khi cơ thể bị ốm hay mang bệnh, sức đề kháng, hệ miễn dịch sẽ yếu đi. Lúc này nếu cơ thể vận động sẽ khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng và gây ra nhiều hậu quả khôn lường cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *