GĐXH – Người bị trào ngược dạ dày nếu không được điều trị sớm có thể biến chứng thành nhiều căn bệnh nguy hiểm như viêm đường hô hấp, hẹp thực quản, ung thư thực quản…
7 dấu hiệu viêm đường tiết niệu rất dễ bị bỏ qua, nếu có dấu hiệu dưới đây, tốt nhất cần được thăm khám sớm!
GĐXH – Cảm giác đau buốt khi đi tiểu, tiểu khó là những triệu chứng viêm đường tiết niệu… Cần được điều trị sớm, đề phòng những biến chứng khó lường.
Bệnh trào ngược dạ dày là một bệnh tiêu hóa phổ biến có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Theo thống kê, 10-20% người lớn từng bị trào ngược dạ dày thực quản ít nhất một lần trong đời.
Theo các chuyên gia y tế, trong quá trình tiêu hóa bình thường, thức ăn đi xuống thực quản (ống ở phía sau cổ họng) qua một cơ hoặc van được gọi là cơ vòng thực quản dưới (LES) và vào dạ dày.
Van này bình thường chỉ cho thức ăn và đồ uống đi theo chiều xuống dạ dày. Khi bị trào ngược, van này đóng không chặt và xuất hiện thêm luồng ngược lại về phía họng. Lúc này, axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản và vùng mũi họng. Khi bị hiện tượng này, người bệnh có thể cảm nhận thấy những luồng hơi nóng rát đi lên cổ từ vùng bụng hoặc thỉnh thoảng tự nhiên thấy khé, rát cổ, nhất là khi nằm.
Ảnh minh họa
Theo thời gian, axit dạ dày tiếp xúc nhiều lần với niêm mạc thực quản và vùng họng, từ đó có thể gây ra tình trạng viêm thực quản, viêm nhiễm vùng tai mũi họng như viêm loét và mô sẹo. Thậm chí ở trẻ nhỏ, tình trạng này có thể gây viêm tai giữa tái phát do trào ngược.
Trào ngược dạ dày thực quản nếu không được điều trị, để kéo dài có thể dẫn đến co thắt thực quản, gây khó nuốt, barrett thực quản và tăng nguy cơ phát triển ung thư thực quản.
5 dấu hiệu cảnh báo bệnh trào ngược dạ dày thực quản, cần được điều trị sớm
Ợ chua, ợ nóng
Bệnh nhân thường xuất hiện ợ hơi lúc đói. Ợ chua và ợ nóng xảy ra nhiều nhất vào buổi sáng khi đánh răng. Bệnh nhân có cảm giác ợ lên, kèm theo vị chua trong miệng hoặc nóng rát từ dạ dày bốc lên.
Các triệu chứng ợ nói trên có thể sẽ tăng lên khi ăn no, khi uống nước, khi đang đầy bụng khó tiêu hoặc khi bạn cúi gập người về phía trước, nằm nghỉ hoặc ngủ vào ban đêm.
Đau vùng thượng vị
Người bệnh có cảm giác bị đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra lưng và hai cánh tay. Triệu chứng này là nguyên nhân khiến bệnh trào ngược dạ dày – thực quản dễ bị nhầm lẫn với các bệnh liên quan đến tim mạch.
Cảm giác đau này thường xuất hiện đau ở đoạn thực quản – phần chạy qua ngực. Axit trào ngược lên kích thích vào đầu mút các sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, gây ra cảm giác đau tương tự như đau ở ngực.
Đắng miệng và hôi miệng
Khi dịch vị trào lên có kèm theo dịch mật khiến người bệnh cảm giác bị đắng miệng. Đây là biểu hiện của sự rối loạn thần kinh dạ dày. Khiến van môn vị mở quá mức và dịch mật trào ra, gây thêm hiện tượng hôi miệng.
Ngoài ra người bệnh có thể chán ăn, sụt cân, bị thiếu máu, hoặc có thể bị chảy máu ở đường tiêu hóa.
Ảnh minh họa
Khó nuốt
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản khi trở nặng khiến axit dạ dày trào ngược lên với tần suất lớn. Điều này sẽ gây phù nề, sưng tấy niêm mạc thực quản. Vì thế bệnh nhân có cảm giác khó nuốt, nuốt nghẹn và vướng ở cổ.
Khản giọng và ho
Người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể bị khản giọng và ho liên tục. Hiện tượng này là do dây thanh quản khi tiếp xúc với axit dạ dày làm cho sưng tấy. Người bệnh sẽ bị khản giọng, khó nói và lâu ngày chuyển thành ho.
Cần làm gì có dấu hiệu trào ngược dạ dày
– Khi cơ thể xuất hiện 1 trong 6 dấu hiệu trên, tốt nhất cần được thăm khám để có phác đồ điều trị phù hợp. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về sử dụng.
– Kiểm tra lại thói quen ăn uống, sinh hoạt của bản thân. Nếu bạn thường xuyên ăn quá no trong một bữa, ăn nhiều thực phẩm gây đầy bụng, ăn đồ cay nóng, nằm sau khi ăn, uống rượu, hút thuốc, sử dụng chất kích thích thì nên thay đổi những thói quen bởi nó là nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày.
– Nếu là người đang thừa cân thì nên giảm cân để tránh gây áp lực đến dạ dày. Các này sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày.
– Nên ăn uống khoa học, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây ít chua, bột yến mạch, mật ong và chia nhỏ các bữa ăn để giảm các triệu chứng của bệnh.
Mùa hè ăn mít cực tốt nhưng cũng cực độc, 5 điều cần biết khi ăn mít để phát huy công dụng
GĐXH – Những người bị tiểu đường và gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ… cần tuyệt đối kiêng mít.
Nghiên cứu tính chu kỳ kiểm định xe cơ giới bằng số km