Một b.é t.rai 12 t.uổi trong lúc ăn nhãn bất ngờ bị ho khiến hạt nhãn rơi vào đường thở. Các bác sĩ đã mổ nội soi, gắp thành công dị vật ra ngoài, cứu sống nạn nhân.
Ngày 19/7, thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, các bác sĩ của đơn vị đã tiến hành nội soi phế quản, gắp dị vật là hạt nhãn có đường kính 1 cm trong đường thở của b.é t.rai 12 t.uổi.
Bài Viết Liên Quan
- Cứu sống cả mẹ lẫn con một thai phụ bị sốt xuất huyết nguy kịch
- Người lớn cần uống 8 ly nước mỗi ngày, còn t.rẻ e.m thì sao?
- Chuyên gia Bộ Y tế: F0 có thể tự đ.ánh giá nguy cơ diễn biến nặng
Các bác sĩ tiến hành nội soi phế quản, gắp dị vật là hạt nhãn, có đường kính 1 cm trong đường thở của b.é t.rai 12 t.uổi.
Trước đó, vào chiều 16/7, khoa Tai-Mũi-Họng, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An tiếp nhận bé T.K.K. (12 t.uổi, trú huyện Yên Thành) được đưa vào bệnh viện trong tình trạng tức ngực, khó thở, da, niêm mạc kém hồng…
Theo người nhà bệnh nhân, cháu K. trong lúc ăn nhãn thì bất ngờ bị ho khiến hạt nhãn rơi vào đường thở.
Qua thăm khám, chụp X-quang, các bác sĩ phát hiện hình ảnh dị vật là hạt nhãn bịt kín lòng phế quản phải của bệnh nhân, làm xẹp một phần thùy phổi phải. Ngay sau đó, các bác sĩ đã tiến hành nội soi phế quản, gắp thành công hạt nhãn, cứu sống bệnh nhân.
Trước đó, vào tháng 5/2021, trong lúc chơi ở nhà, cháu M.H.K. (SN 2018, trú xóm chợ Mõ, xã Hậu Thành, huyện Yên Thành) lấy quả vải để ăn. Trong khi ăn, không may cháu K. bị hóc hạt.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ bị hóc dị vật cần sơ cứu đúng cách và kịp thời.
Phát hiện sự việc, người nhà lập tức đưa cháu bé đến cơ sở y tế để cấp cứu. Tuy nhiên, do tình trạng nặng nên cháu M.H.K. đã t.ử v.ong ngay sau đó.
Theo Bác sĩ CKI. Trịnh Thanh Hưng – Khoa Tai-Mũi-Họng, Bệnh viện Sản nhi Nghệ An cho biết, hóc dị vật là tai nạn thường gặp phải ở trẻ nhỏ, lứa t.uổi hay mắc là từ 1-3 t.uổi.
Bác sĩ Hưng khuyến cáo, bố mẹ, người trông trẻ cần hết sức cảnh giác với những đồ vật xung quanh trẻ, tuyệt đối không để trẻ vừa ăn vừa chơi đùa vì có thể gây sặc.
Khi trẻ bị hóc dị vật cần sơ cứu đúng cách và kịp thời. Khi phát hiện hay nghi ngờ trẻ bị hóc dị vật, cần hết sức bình tĩnh, không dùng tay hay vật bất kỳ để móc dị vật ra khỏi miệng trẻ vì chưa chắc lấy ra được mà có khi đẩy dị vật vào sâu hơn.
Một bé song sinh chào đời trong bọc ối
Sản phụ mang song thai tuần 37, sinh một gái một trai, trong đó b.é t.rai vẫn còn nguyên trong bọc ối. Ca sinh được các bác sĩ đ.ánh giá là hy hữu.
Hai bé chào đời ngày 16/7 tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Thông thường, những bé chào đời nằm nguyên trong túi ối là rất ít, chiếm 1/80.000 ca sinh. Đặc biệt, ca song thai mà có một bé chào đời với toàn bộ cơ thể vẫn nằm nguyên trong bọc ối lại càng hiếm gặp hơn.
Bác sĩ Tạ Việt Cường, Phó giám đốc Trung tâm khám, điều trị Sản phụ khoa và Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội Cơ sở 2, cho biết sản phụ mang thai đôi, bụng to và vết mổ đẻ cũ đau âm ỉ khiến những tháng cuối thai kỳ rất vất vả. Bác sĩ chỉ định mổ lấy thai ở tuần 37.
B.é g.ái chào đời trước, bé thứ hai vẫn còn trong bọc ối. Các bác sĩ phải rạch túi nước ối đưa bé ra và cắt dây rốn.
Hai bé nặng tương đương nhau, khoảng 2,5 kg, khỏe mạnh, bú tốt. Sức khỏe người mẹ ổn định.
Bác sĩ cho biết thông thường để chuẩn bị bé chào đời, túi ối sẽ vỡ dưới tác động của những cơn co bóp tử cung trong quá trình chuyển dạ của người mẹ hoặc các thao tác chuyên môn của bác sĩ trong quá trình đỡ sinh. Trường hợp trẻ chào đời trong túi ối còn nguyên được dân gian gọi là “đẻ bọc điều”, xem là dấu hiệu của sự may mắn. Những trẻ chào đời như thế này được cho là sẽ gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống về sau.
B.é t.rai chào đời còn nguyên trong bọc ối. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.