Các nhà nghiên cứu đã phát minh ra một loại xét nghiệm m.áu có khả năng dự đoán nguy cơ mắc bệnh nặng ở những bệnh nhân COVID-19.
Trong các đợt dịch cao điểm, nhiều bệnh viện đã quá tải với số lượng lớn bệnh nhân COVID-19. Tình trạng này có thể sẽ tiếp diễn trong các đợt dịch tiếp theo, nhất là khi có sự gia tăng nhanh các biến thể của virus SARS-CoV-2.
Đa số người mắc COVID-19 không có hoặc có triệu chứng nhẹ. Nhưng một số trường hợp vẫn cần được chăm sóc tích cực vì viêm phổi hoặc hội chứng suy hô hấp cấp. Nếu chỉ dựa các yếu tố nguy cơ như t.uổi già, bệnh tim, ung thư và đái tháo đường thì không đủ để dự đoán mức độ nặng của bệnh. Việc đo nồng độ một số protein hoặc chất chuyển hóa trong m.áu có thể có ích nhưng những xét nghiệm này thường lâu, phức tạp và tốn kém.
Bài Viết Liên Quan
- Nên làm gì khi bị phồng rộp chân do chạy bộ?
- Giảm thiêu đột quỵ trong ngày giá lạnh cho những đối tượng sau
- Cảm thấy sưng, vướng ở cổ họng có phải là dấu hiệu ung thư?
Xét nghiệm m.áu có thể dự đoán mức độ nặng của COVID-19.
Hiện tại, các nhà nghiên cứu tại Hiệp hội hóa học Hoa Kỳ đã phát minh ra một loại xét nghiệm m.áu có thể dự đoán nguy cơ mắc bệnh nặng ở các bệnh nhân COVID-19. Nhờ đó có thể giúp nhân viên y tế phân loại và chỉ định nhập viện hay chăm sóc tích cực cho các bệnh nhân này. Đây là một phương pháp có thể dự đoán mức độ nghiêm trọng của COVID-19 một cách nhanh chóng và đỡ tốn kém.
Để đo lường được những thay đổi sinh hóa m.áu khi mắc COVID-19 nặng, các nhà khoa học đã lựa chọn kỹ thuật tổng phản xạ suy giảm quang phổ chuyển đổi hồng ngoại Fourier (ATR-FTIR) đã được thử nghiệm trước đó để chẩn đoán COVID-19. Hai vùng phổ FTIR từ 128 mẫu huyết tương cho thấy sự khác biệt nhỏ nhưng có thể quan sát được giữa những người mắc COVID-19 nặng và không nặng.
Các nhà nghiên cứu đã phát triển mô hình thống kê để dự đoán mức độ nặng của COVID-19. Họ phát hiện ra rằng, yếu tố dự đoán tốt nhất là liệu bệnh nhân có bị đái tháo đường hay không. Yếu tố quan trọng thứ hai là kết quả 2 vùng quang phổ FTIR. Kết hợp dữ liệu về FTIR vào mô hình dự đoán đã tăng độ nhạy phát hiện bệnh nặng ở một nhóm 30 bệnh nhân từ 41,2% lên 94,1%, nhưng lại làm giảm độ đặc hiệu từ 84,6% xuống 69,2%. Điều này có nghĩa là xét nghiệm FTIR có khả năng xác định nhiều trường hợp nặng hơn nhưng cũng có tỷ lệ dương tính giả cao hơn so với dữ liệu lâm sàng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy triển vọng về một loại xét nghiệm hiệu quả trong việc phân loại COVID-19 nặng nhanh, đơn giản và tiết kiệm chi phí cho các bệnh viện. Tuy nhiên cần được thử nghiệm trên nhiều bệnh nhân hơn để có kết luận chắc chắn về phương pháp này.
Mẹ bị “cúm” nhẹ khi mang bầu, ai ngờ con sinh ra 10 t.uổi không thể đi đứng, nói chuyện
Bà mẹ này cảm thấy không quá lo ngại khi cơ thể có những triệu chứng như đang bị cúm nhưng không ngờ hậu quả của nó lại cực khủng khiếp.
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu luôn được nhắc nhở phải giữ gìn sức khỏe bởi đôi khi vấn đề tưởng như đơn giản xảy ra với cơ thể mẹ lại có thể ảnh hưởng nặng nề đến thai nhi. Câu chuyện của bà mẹ dưới đây là một ví dụ.
Adrienne Shone (45 t.uổi, sống tại Bussage, Gloucestershire, Anh) cho biết cô mang thai con gái tên Eva cách đây 10 năm. Trong khoảng 3 tháng đầu, Shone có những triệu chứng giống như bị cúm nhẹ. Cô cho rằng do hệ miễn dịch khi mang thai đang yếu nên cũng không quá lo lắng. Những triệu chứng đó cũng biến mất sau vài ngày.
Tháng 6/2011, Shone sinh Eva. Cô bé nặng 3kg và có vẻ hoàn toàn khỏe mạnh. Vậy nhưng trong quá trình nuôi Eva, bà mẹ này mới nhận ra vấn đề. ” Eva khóc rất nhiều, bú ít, nói chung rất khó nuôi. Đến khi con được 3 tháng, tôi đưa đi khám và kết quả xét nghiệm m.áu cho thấy bé bị nhiễm virus cytomegalo (gọi tắt là CMV) bẩm sinh. Bác sĩ cho biết tôi đã nhiễm virus này từ trong thai kỳ và nó tấn công con ở trong bụng” , Shone chia sẻ.
Bà mẹ này đã bị các triệu chứng như cúm nhẹ khi mang thai.
Hiện tại, cô bé Eva đã 10 t.uổi nhưng không thể đi lại hay đứng lên ngồi xuống. Bé phải ngồi xe lăn và di chuyển với sự giúp đỡ của người nhà. Eva được cho ăn qua một cái ống và không thể nói chuyện.
” Khi nhận ra virus ảnh hưởng nghiêm trọng đến Eva tới mức nào, tôi đã rất buồn và suy sụp. Đó là một cú sốc vì chưa bao giờ tôi được cảnh báo về loại virus đó để mà ngăn chặn. Tôi tìm hiểu và được biết nhiều đ.ứa t.rẻ sinh ra với CMV còn bị điếc và mù. May mắn là Eva vẫn hiểu những gì chúng tôi nói. Con bé không nói được nhưng thường cười rất tươi “, Shone nói.
Cô bé Eva chào đời với chứng bại não, không thể đi lại, nói chuyện.
Sau khi sinh con tàn tật, bà mẹ này đã cố gắng tuyên truyền để nâng cao nhận thức của các mẹ bầu khác về loại virus CMV này. Mặc dù CMV là một loại vi rút phổ biến trên toàn thế giới và hầu hết mọi người ở Anh sẽ mắc phải, nhưng ít người biết về nó.
Ảnh hưởng của virus không quá đáng ngại, các triệu chứng giống như cảm lạnh nhẹ, hầu hết những người trưởng thành khỏe mạnh thậm chí sẽ không nhận ra họ mắc bệnh này.
Tuy nhiên, nếu một phụ nữ mang thai nhiễm vi rút, đặc biệt là ngay trước khi thụ thai hoặc trong ba tháng đầu, nó có thể truyền sang thai nhi (được gọi là CMV bẩm sinh) và có thể gây sẩy thai hoặc thai c.hết lưu, hoặc các tổn thương nghiêm trọng khác cho thai nhi.