Co giật do sốt không liên quan tới việc trẻ sốt cao hay thấp, mà phụ thuộc vào cơ địa từng bé.
Những cơn co giật do sốt thường xảy ra dưới 1 phút. Ảnh minh họa
Ví dụ, có bé sốt 40 độ vẫn không co giật. Trong khi đó, có trẻ sốt 38 độ đã co giật.
Tình trạng thường ổn định sau 5 t.uổi
Vừa qua, bác sĩ Nguyễn Thanh Sang – Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) chia sẻ trường hợp một người mẹ mang bé 3 t.uổi đến bệnh viện trong tình trạng sốt đừ người. Người mẹ này kể, con sốt từ đêm nhưng đợi trời sáng mới đi khám.
“Tôi khám thấy trẻ sốt tới 40 độ C và da rất khô dù không hề nôn ói hay tiêu chảy. Bé chỉ sốt nhưng dấu hiệu mất nước rõ. Tôi nhờ bạn điều dưỡng cho bé uống một liều hạ sốt và oresol. Bé uống nước rất nhiều vì thiếu nước, sau đó nằm ở phòng lưu theo dõi. Khoảng 30 phút sau, bé tươi tỉnh hẳn, ngồi dậy chơi bình thường dù nhiệt độ vẫn còn 39 độ C”, bác sĩ Sang chia sẻ.
Từ trường hợp trên, bác sĩ Sang cho biết, nhiều cha mẹ khi có con sốt luôn mong bé hạ sốt nhanh. Trong khi đó, những vấn đề khác như mất nước, mất điện giải, nghỉ ngơi và giải thoát nhiệt cho bé… thì cha mẹ lại bỏ sót.
Đặc biệt, vấn đề co giật do sốt ở trẻ khiến không ít phụ huynh lo lắng. Bác sĩ Sang lưu ý, co giật do sốt không liên quan tới việc trẻ sốt cao hay thấp, mà phụ thuộc vào cơ địa từng bé. Ví dụ, có bé sốt 40 độ vẫn không giật. Trong khi đó, có trẻ sốt 38 độ là co giật.
“Nghiên cứu ghi nhận rằng, 95% co giật do sốt thường ổn định sau 5 t.uổi. Chỉ một số ít sốt co giật là biểu hiện của các bệnh lý khác (động kinh, xuất huyết não…). Sốt co giật ít khi ảnh hưởng tới não hay khiến trẻ chậm phát triển như một số tin đồn”, bác sĩ Sang nhấn mạnh.
Trong trường hợp trẻ co giật nhưng không sốt, hoặc co giật liên tục không rõ lý do, cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để khám loại trừ động kinh hay các vấn đề thần kinh khác.
Biểu hiện trước co giật
Khi co giật, trẻ có thể bị va đ.ập với môi trường xung quanh. Vì vậy, phụ huynh cần lưu ý để bé ở vị trí an toàn, chèn những vật dụng mềm như chăn, màn, gối, áo khoác để dưới đầu, người hoặc xung quanh trẻ. Cho trẻ nằm nghiêng trái, đầu nằm phẳng hoặc hơi thấp. Nhờ đó, khi trẻ co giật, đờm, nhớt sẽ chảy ra ngoài, không gây tắc nghẽn đường thở. Khi trẻ hết co giật, cha mẹ cần chuyển bé tới bệnh viện gần nhất để tìm nguyên nhân gây sốt và điều trị.
Theo bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Đạt Thịnh – Khoa Hồi sức Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM), 37 độ C là nhiệt độ khi trẻ bình thường. Trên 38 độ C, bé có biểu hiện sốt. Trên 39 độ C, trẻ có nguy cơ co giật.
Thông thường, khi trẻ sốt, cha mẹ hay quấn chăn cho bé. Tuy nhiên, hành động đó khiến thân nhiệt trẻ cao hơn. Khi co giật, phụ huynh cũng có xu hướng cho chăn vào miệng của bé. Điều đó dễ dẫn tới sặc, dị vật đường thở.
Thậm chí, đờm, nhớt khi trẻ có giật có thể gây tình trạng viêm phổi. Ngoài ra, việc lau mát bằng đá cho trẻ có thể khiến hạ thân nhiệt nhanh và gây nguy hiểm. Trong khi đó, việc lau mát bằng cồn có nguy cơ khiến trẻ ngộ độc sau khi cồn bay hơi.
“Trong trường hợp không có thuốc hạ sốt, cha mẹ có thể dùng khăn ấm, vắt nước vừa đủ, chườm hai nách và bẹn – nơi mạch m.áu lớn. Có thể đặt thêm một chiếc khăn ở trán bé, làm thải nhiệt nhanh và hạ sốt tốt hơn”, bác sĩ Thịnh cho biết.
Cha mẹ cũng nên chuẩn bị một số loại thuốc hạ sốt theo đúng t.uổi và cân nặng ở nhà cho trẻ. Nên có nhiều loại thuốc với dạng sử dụng khác nhau. Khi trẻ đang sốt cao co giật, cha mẹ không thể cho bé uống thuốc hạ sốt. Thay vào đó, có thể sử dụng thuốc hạ sốt qua đường h.ậu m.ôn.
“Sốt co giật thường xảy ra phổ biến nhất ở trẻ từ khoảng 6 tháng đến dưới 6 t.uổi, nhiều nhất là từ 12 – 18 tháng. Trẻ sốt trên 39 độ C sẽ xuất hiện nguy cơ co giật. Thường là trẻ co giật toàn thể. Trước cơn co giật xảy ra, bé có thể sốt, lừ đừ, hai tay nắm lại và giật, mắt trợn, mặt tím tái. Trong những tình huống như vậy, cha mẹ thường rất sợ và mất bình tĩnh”, chuyên gia chia sẻ.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Thịnh, những cơn co giật thường xảy ra rất nhanh, dưới 1 phút, không vượt quá 5 phút. Sau cơn co giật, trẻ sẽ tỉnh táo. Đó là co giật do sốt và lành tính. Do đó, cha mẹ nên bình tĩnh.
Trong khi đó, bác sĩ Nguyễn Thanh Sang lưu ý, khi trẻ sốt, cha mẹ không cho bé dùng Ibuprofen ở nhà, hoặc khi chưa loại trừ sốt xuất huyết. Để chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà, cha mẹ cần cho trẻ mặc một lớp đồ mỏng nhất có thể. Không lau mát nếu không sốt quá cao hơn 40 độ C. Bởi, các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc lau mát không giúp nhiệt độ trẻ giảm nhanh hơn uống thuốc đơn thuần.
Ngoài ra, trẻ cần uống nhiều nước, đặc biệt là nước có điện giải. Hiện nay, nước điện giải thường có chữ oresol hoặc tương tự. Phụ huynh nên sờ trán và ngực con. Nếu thấy khô hơn da của người lớn, mắt trũng hơn, vẻ mặt hóp… nghĩa là trẻ thiếu nước. Do đó, cần bù nước đủ để trẻ khoẻ hơn.
Lưu ý giữ môi trường thông thoáng hoặc nhiệt độ phòng 24 – 25 độ C. Đồng thời, cần đưa trẻ tái khám ngay khi có một trong những dấu hiệu nặng do bác sĩ dặn, hoặc bé sốt kèm theo triệu chứng mới (thở mệt hơn, đừ hơn, sốt cao hơn, tiêu chảy liên tục…).
Kinh hãi sán làm tổ trong não người phụ nữ
Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới vừa tiếp nhận và điều trị cho trường hợp người bệnh bị tổn thương viêm não do nang sán.
Bệnh nhân là H.T.L.A. (nữ giới, 38 t.uổi) thường trú tại phường Phước Long, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Người phụ nữ có t.iền sử chấn thương sọ não khoảng 10 năm, sau đó động kinh và đang điều trị bằng thuốc uống.
Trước khi vào viện, chị xuất hiện triệu chứng đau đầu dữ dội, xuất hiện nhiều cơn co giật mặc dù đã kiểm soát bằng thuốc chống động kinh. Chị được các bác sĩ chuyên khoa Ngoại Thần kinh chỉ định làm cận lâm sàng. Hình ảnh chụp cổng hưởng từ sọ não tiêm chất tương phản cho thấy, người bệnh bị tổn thương não do sán. Kết quả xét nghiệm giải phẫu bệnh là mô não có nhiều ổ viêm hạt, trung tâm chất hoại tử, bao quanh lympho, đại bào nhiều nhân, tương bào và tế bào sợi. Bác sĩ kết luận người bệnh tổn thương viêm não do nang sán.
Hình ảnh sán làm tổ trong não.
Các bác sĩ khoa Ngoại Thần Kinh hội chẩn và thống nhất can thiệp bằng phương pháp ngoại khoa để điều trị cho người bệnh. Ngày 4/8, người bệnh được chỉ định phẫu thuật. Sau 4 tiếng phẫu thuật, các bác sĩ lấy toàn bộ bao áp xe não. Sáu ngày sau mổ, hiện tại, người bệnh sức khỏe ổn định, vết mổ khô, di chuyển và giao tiếp tốt.
Ths.BS Hà Xuân Nguyên, Trưởng khoa Giải phẫu bệnh bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới cho biết, nguyên nhân mắc bệnh sán não là do ăn phải ấu trùng sán dây lợn hoặc trâu, bò (thường do ăn thịt lợn hoặc trâu, bò tái, nem hoặc thịt nướng chưa nấu chín), hoặc rau sống chưa vệ sinh sạch sẽ. Khi vào cơ thể, ấu trùng sán di chuyển theo đường m.áu tới não, phổi, gan và gây bệnh. Nếu ấu trùng lên tá túc ở não sẽ gây bệnh ấu trùng sán não.
Nhiều người Việt thích ăn các món tái, sống dẫn tới bị sán nhưng không biết. Sán khi vào cơ thể có thể đi tới tim, gan, phổi, não gây tổn thương nhiều cơ quan.
Các triệu chứng thường gặp của người mắc bệnh kén sán não:
Người bệnh nôn ra đốt sán dây.Đốt sán dây bò ra h.ậu m.ôn.Người bệnh bị đau đầu, động kinh. Có thể đau bụng âm ỉ, rối loạn tiêu hoá, cơ thể suy nhược, ăn uống kém.Các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng:Xét nghiệm phân có trứng sán hoặc đốt sán dây trưởng thành.Chụp MRI hoặc CT Scan thấy nang sán ký sinh ở não, hình ảnh các nang sán não có thể gặp một hay nhiều giai đoạn khác nhau.Chẩn đoán miễn dịch ELISA.
Để phòng bệnh, bác sĩ khuyên mỗi người cần đảm bảo vệ sinh môi trường, ăn chín uống sôi, tẩy giun sán định kỳ 6 tháng một lần (với trẻ từ 2 t.uổi trở lên). Chúng ta cần vệ sinh tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; thận trọng khi ăn các loại rau sống trồng dưới nước như rau ngổ, rau muống, chỉ ăn thức ăn được rửa sạch và nấu chín, không ăn thịt lợn nghi là thịt lợn gạo, không nuôi lợn thả rông..