Chính phủ đã ban hành Nghị quyết liên quan đến việc bổ sung tiêm chủng mở rộng và xác định từ năm 2026 sẽ có vaccine tiêm phòng ung thư cổ tử cung miễn phí cho t.rẻ e.m gái.
Tại Phiên đối thoại Phụ nữ và các vấn đề an sinh xã hội, bình đẳng giới trong Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với phụ nữ Việt Nam ngày 15-10, tại đầu cầu tỉnh Hưng Yên, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Trung Nghĩa Trần Thị Huyền Thương đưa ra vấn đề về các bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ.
Theo đó, các bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ có mối liên quan với chức năng sinh sản, duy trì nòi giống của người phụ nữ nhưng khả năng chi trả điều trị của các gia đình và phụ nữ mắc ung thư còn gặp rất nhiều khó khăn.
Nếu như được khám, tầm soát sớm, có thể sẽ giúp quá trình điều trị cũng như giảm thiểu các chi phí cho bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, các chi phí sàng lọc sớm một số bệnh ung thư liên quan đến phụ nữ như ung thư vú, ung thư cổ tử cung… không thuộc phạm vi chi trả của bảo hiểm y tế.
Vì vậy, bà Trần Thị Huyền Thương đề nghị Chính phủ đưa chi phí tầm soát một số bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ vào danh mục chi trả của bảo hiểm y tế, góp phần bảo đảm mục tiêu về công tác y tế dự phòng.
Quyền Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan. Ảnh: VGP
Trả lời về vấn đề này, Quyền Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan khẳng định “ sức khỏe là vốn quý nhất của con người”, nếu có sức khỏe tốt thì mới đạt được các mục tiêu phát triển về phụ nữ.
Trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ rất quan tâm tới vấn đề chăm sóc sức khỏe cho nhân dân với nhiều chính sách được ban hành tập trung cho mục tiêu này. Trong đó có nhiều chính sách ưu tiên chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và t.rẻ e.m gái.
Quyền Bộ trưởng cũng khẳng định rằng: Khi chúng ta thực hiện công tác phòng bệnh tốt thì những chi phí liên quan đến khám, chữa bệnh điều trị sẽ rẻ hơn rất nhiều, đồng thời có giải pháp ngay từ đầu.
Bà cũng cho biết cách đây hai tháng, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 104/NQ-CP liên quan đến việc bổ sung tiêm chủng mở rộng và xác định từ năm 2026 sẽ có vaccine tiêm phòng ung thư cổ tử cung miễn phí cho t.rẻ e.m gái.
Nguồn ngân sách để thực hiện việc này rất lớn, thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ của Chính phủ dành cho việc chăm sóc phụ nữ và t.rẻ e.m gái.
Triển khai Nghị quyết của Quốc hội, các bộ, ngành, địa phương đã dành nguồn lực đầu tư nhiều hơn cho y tế dự phòng. Thời gian qua, chi hội phụ nữ các cấp cũng tập trung trong việc khám, sàng lọc ung thư cho phụ nữ.
Cạnh đó, BHYT sẽ chi trả cho khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, chăm sóc thai sản định kỳ và sinh con. Để mở rộng hơn nữa phạm vi của BHYT, hiện nay Chính phủ đang giao cho Bộ Y tế nghiên cứu, sửa đổi Luật BHYT để mở rộng hơn phạm vi quyền lợi của người tham gia BHYT, trong đó hướng tới sàng lọc bệnh, tăng cường đối tượng, mở rộng phạm vi, hướng tới mục tiêu như chị Trần Thị Huyền Thương đề nghị.
Bà Đào Hồng Lan cũng thông tin, ngành Y tế đang xây dựng nội dung Luật Phòng bệnh. Khi các luật được ban hành sẽ tạo hành lang pháp lý để quan tâm tốt hơn việc nâng cao chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Nữ giáo viên mất bố vì ung thư m.áu vượt 350km đi “cầu cứu” bác sĩ
Bố chồng mất vì phát hiện ung thư m.áu quá trễ và gia đình cũng có nhiều người bệnh ung thư, nữ giáo viên ở Đắk Lắk đã vượt quãng đường dài tìm gặp bác sĩ, khi phát hiện có triệu chứng mất tri giác.
Ngày 9/2, thời điểm Đơn vị tầm soát và phát hiện sớm ung thư của Bệnh viện (BV) Lê Văn Thịnh (đóng tại TP Thủ Đức, TPHCM) chính thức đi vào hoạt động, chị M.D. (38 t.uổi) đã có mặt từ sớm, sau khi vượt quãng đường dài hơn 350km từ quê nhà Đắk Lắk đến.
Nỗi đau mất người thân vì ung thư phát hiện trễ
Ngồi chờ gặp bác sĩ, chị Duyên cho biết trong dòng họ, gia đình mình có nhiều người mắc bệnh ung thư.
“Khi bố chồng tôi phát hiện ung thư m.áu thì bệnh đã nặng, gia đình ai cũng sốc. Chúng tôi đi khắp các BV cầu cứu nhưng vì đã ở vào giai đoạn trễ nên đành bất lực. Từ lúc bắt đầu tiến hành điều trị đến lúc bố mất chỉ khoảng 2 năm. Còn hàng xóm xung quanh nhà tôi cũng có người phát hiện ung thư dạ dày, ung thư đại tràng trễ…” – chị D. nói.
Chị D. từ Đắk Lắk xuống TPHCM tầm soát ung thư ngày đầu năm mới (Ảnh: Hoàng Lê).
Theo chị D., bản thân là giáo viên đứng trên bục giảng nên thường hít phải bụi phấn. Cộng thêm việc tự thấy mình đã “có tuổi” và với t.iền sử bệnh trong gia đình, chị muốn đi khám để biết chính xác tình trạng sức khỏe của mình.
“Tôi nghe tiếng của BV Lê Văn Thịnh từ nhiều bạn bè, bác sĩ nên hôm nay cố tìm đến. Sáng nay, tôi đã xét nghiệm m.áu, chụp MRI, siêu âm não… Tôi nghĩ việc tầm soát sẽ tốt hơn rất nhiều, nếu chẳng may phát hiện sớm ung thư thì có thể điều trị sớm. Hôm nay khi tầm soát xong tôi sẽ về quê ngay” – nữ giáo viên chia sẻ.
BS Nguyễn Thái Duy, Phó Trưởng đơn vị Tầm soát và phát hiện sớm ung thư, người tiếp nhận trường hợp của chị Duyên cho biết, qua khai thác bệnh sử, ngoài t.iền sử gia đình có nhiều thành viên mắc ung thư, gần đây người phụ nữ có một cơn thiếu m.áu não thoáng qua, gây mất tri giác nên lo lắng gặp vấn đề ở trí não. Sau khi làm các xét nghiệm, chụp chiếu để kiểm tra, rất may mắn là các mạch m.áu não của chị Duyên đều bình thường, chức năng gan thận cũng trong giới hạn cho phép.
Việc thiếu m.áu não theo bác sĩ Duy lý giải, có thể do trong mùa Tết chị Duyên làm việc, sinh hoạt quá sức, cần có thời gian cân bằng lại.
Bác sĩ tư vấn cho người phụ nữ sau khi xem các kết quả xét nghiệm (Ảnh: Hoàng Lê).
Ngoài chị Duyên còn có trường hợp của chị Thu Hoài (47 t.uổi), sinh sống và làm việc ở TP Thủ Đức. Chị Hoài cho biết mình có bệnh tuyến giáp, mẹ ruột thì bị polyp đại tràng lành tính. Ngoài ra, thức ăn có vấn đề một chút là chị thường đau bụng, nghi ngờ mình bị bệnh ở dạ dày.
Vì rất quan tâm đến sức khỏe nên cứ 6 tháng một lần, chị đều đi khám tổng quát. Trước đây mỗi lần như vậy, chị phải đến các BV tuyến trên như BV Ung Bướu TPHCM hoặc BV Đại học Y Dược, xa nhà và rất bất tiện, nhất là trong mùa dịch.
“TP Thủ Đức rất rộng lớn, nếu có một đơn vị chuyên tầm soát ung thư sẽ giúp ích rất nhiều trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân, giúp giảm tải cho BV tuyến trên nữa” – chị Hoài nhận định.
Tầm soát ung thư rất quan trọng
Theo BS Đỗ Huỳnh Phương Thảo, bệnh nhân đến với Đơn vị tầm soát và phát hiện sớm ung thư của BV Lê Văn Thịnh có 2 nguồn, bao gồm các trường hợp đến tầm soát từ đầu hoặc chuyển từ các khoa khác đến khi đã có triệu chứng. Tại đây sau khi thực hiện các xét nghiệm sàng lọc, bệnh nhân sẽ được hẹn khoảng 2 tuần trước khi thông báo kết quả và hướng can thiệp nếu phát hiện ung thư.
BS.CKII Trần Văn Khanh, Giám đốc BV Lê Văn Thịnh cho biết, thống kê đến ngày 31/12/2021, TP Thủ Đức đã có hơn một triệu dân, cùng với hàng trăm ngàn công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất nên nhu cầu chăm sóc sức khỏe là rất lớn. Mục đích BV thành lập đơn vị trên là để truy tìm ung thư cho bệnh nhân trước khi các triệu chứng xuất hiện, tầm soát các loại ung thư dễ điều trị và có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm, giảm tỉ lệ t.ử v.ong.
Nếu phát hiện sớm, nhiều căn bệnh như ung thư có thể chữa khỏi hoàn toàn (Ảnh: Hoàng Lê).
Một điểm nổi bật trong chương trình tầm soát chủ động là tầm soát cho những loại ung thư có tính chất di truyền.
Cụ thể, những xét nghiệm tầm soát ung thư di truyền có khả năng phát hiện ra những cá thể trong gia đình có mang gen bệnh, từ đó họ sẽ được theo dõi chủ động hơn nhằm phát hiện sớm ung thư nếu có xảy ra. Những ai trong gia đình có nhiều thành viên bị ung thư là đối tượng trong các chương trình tầm soát chủ động bằng phương pháp xét nghiệm di truyền.
“Việc tầm soát ung thư là vô cùng cần thiết. Nếu phát hiện sớm, những căn bệnh như ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư cổ tử cung… có thể chữa khỏi hoàn toàn. Phát hiện sớm ung thư cũng giúp điều trị dễ dàng, không cần hỗ trợ hóa trị hoặc xạ trị, tốn nhiều chi phí…” – đại diện BV nói.