Các nhà nghiên cứu Nhật Bản vừa phát hiện những người được tiêm liều thứ 2 của vắc xin Covid-19 do công ty Mỹ Moderna bào chế có các triệu chứng như sốt và đau đầu thường xuyên hơn.
Bài Viết Liên Quan
- Bị bệnh tuyến giáp, có nên kiêng rau cải và đậu không?
- Một người ở Hà Nội mắc ung thư hiếm gặp, cắt bỏ 2 lần lại tái phát u “khủng”
- Muối ăn – con dao hai lưỡi?
Một thanh niên ở Nhật được tiêm vắc xin Covid-19 của Moderna. Ảnh REUTERS
Nhóm nghiên cứu thuộc Bộ Y tế Nhật đã nghiên cứu các triệu chứng của khoảng 5.200 người thuộc Lực lượng phòng vệ sau khi họ được tiêm liều đầu tiên của vắc xin Covid-19 do Moderna bào chế và khoảng 1.000 người sau khi nhận tiêm liều thứ 2, theo Đài NHK ngày 24.7. Nhóm nghiên cứu cho hay trong 4 người được tiêm liều thứ 2 thì có 3 người phát sốt.
Kết quả cho thấy sau khi được tiêm liều thứ nhất, 4,7% trong số người nói trên bị sốt ở mức 37,5 độ C hoặc cao hơn vào hôm sau, trong khi 2,2% bị sốt trong 2 ngày sau. Sau khi được tiêm liều thứ hai, 75,7% bị sốt vào hôm sau, trong khi có 22,3% bị sốt trong 2 ngày sau.
Kết quả nghiên cứu còn cho thấy 20,9% cảm thấy mệt mỏi một ngày sau khi tiêm liều thứ nhất và 14,1% có cảm giác tương tự trong 2 ngày sau. Sau khi tiêm liều thứ hai, 84,7% cảm thấy mệt mỏi vào hôm sau và 47,6% có cảm giác tương tự trong 2 ngày sau.
AstraZeneca rà khắp thế giới tìm nguồn vắc xin Covid-19 cho Đông Nam Á
Cũng theo kết quả nghiên cứu, 11,7% có triệu chứng đau đầu trong ngày sau khi tiêm liều đầu tiên và 8,5% có triệu chứng tương tự trong 2 ngày sau. Sau khi được tiêm liều thứ hai, 63,8% bị nhức đầu vào hôm sau, trong khi 38,7% có triệu chứng tương tự trong 2 ngày sau. Nữ giới có khuynh hướng có các triệu chứng như trên thường hơn so với nam giới.
Dẫn đầu nghiên cứu nói trên là giáo sư Ito Suminobu tại trường y thuộc Đại học Juntendo (Nhật Bản). Ông Ito cho hay những phản ứng bất lợi sau khi tiêm vắc xin của Moderna thường giảm trong 3 ngày, nhưng sốt có thể lên tới 40 độ C. Giáo sư Ito cho hay ông muốn mọi người cân nhắc nghỉ làm việc hoặc không đi học 2 ngày, đặc biệt là sau khi được tiêm liều thứ 2.
Vắc xin Covid-19 mRNA giảm khả năng phát tán vi rút
Người đã chủng ngừa vắc xin Covid-19 được sản xuất theo công nghệ mRNA như Pfizer hay Moderna ngoài việc bảo vệ được bản thân, còn có thể làm giảm khả năng phát tán vi rút ra cộng đồng nếu chẳng may mang mầm bệnh.
SHUTTERSTOCK
Chuyên trang MedicineNet dẫn kết quả nghiên cứu mới cho hay người đã chủng ngừa vắc xin Covid-19 được sản xuất theo công nghệ mRNA (tức đưa phân tử RNA thông tin được tổng hợp vào cơ thể để dạy tế bào cách tạo ra protein, nhằm kích hoạt phản ứng miễn dịch) như Pfizer ( ảnh ) hay Moderna ngoài việc bảo vệ được bản thân, còn có thể làm giảm khả năng phát tán vi rút ra cộng đồng nếu chẳng may mang mầm bệnh.
Cụ thể, nghiên cứu do các chuyên gia từ Đại học Arizona, Đại học Northwestern và Trung tâm an ninh y tế thuộc Đại học Johns Hopkins (đều ở Mỹ) phối hợp thực hiện đã khẳng định có rất ít khả năng để một người từng chủng ngừa vắc xin mRNA mắc phải Covid-19, bởi chúng có khả năng bảo vệ hiệu quả đến 91% cho những tình nguyện viên được tiêm phòng trong nghiên cứu.
Một vài trường hợp hiếm hoi nhiễm Covid-19 nhẹ sau tiêm chủng. Tuy nhiên, nhóm này có khả năng phục hồi nhanh và tải lượng SARS-CoV-2 (vi rút gây dịch Covid-19) cũng thấp hơn 40% so với người không tiêm chủng.
Tiến sĩ Jefferey Burgess (Đại học Arizona) nói rõ đây có thể là nguyên nhân mấu chốt khiến người đã hoàn thành chủng ngừa Covid-19 bằng vắc xin mRNA ít có khả năng phát tán vi rút nếu chẳng may mắc bệnh. Nghiên cứu hiện đã được công bố trên tờ The New England Journal of Medicine (tạm dịch: Tập san y học New England).