Sau 4 ngày đi vào hoạt động, Bệnh viện hồi sức 1.000 giường tiếp nhận khoảng 160 bệnh nhân tiên lượng nặng, trong đó có khoảng 60 tiên lượng nguy kịch đang phải hồi sức thở oxy dòng cao, đặt nội khí quản và một số chạy ECMO…
Bác sĩ Trần Thanh Linh – phó giám đốc Bệnh viện hồi sức 1.000 giường – cho biết với thiết kế quy mô 1.000 giường, bệnh viện hồi sức này sẽ bố trí 100 giường chuyên nhận bệnh nhân nguy kịch và 900 giường còn lại dành cho bệnh nhân hồi sức nặng.
Tính hết ngày 17-7 có khoảng 160 bệnh nhân mắc COVID-19 nặng và nguy kịch chuyển đến bệnh viện điều trị. Trong số này có 60 bệnh nhân tiên lượng nguy kịch, có 50 bệnh nhân phải thở máy, còn lại phải thở oxy dòng cao (HFNC – thiết bị đáp ứng sự hít vào của bệnh nhân), đặt nội khí quản…
Bài Viết Liên Quan
- Ông lão cấp cứu vì lỡ nuốt phao câu vịt xiêm
- N.ữ s.inh ở Hà Nội mắc sùi mào gà dù chưa quan hệ t.ình d.ục
- Sai lầm của người lớn khiến trẻ dễ ốm nặng khi trời rét
Với quy mô 1.000 giường, Bệnh viện hồi sức này sẽ bố trí 100 giường chuyên nhận bệnh nhân nguy kịch và 900 giường còn lại dành cho bệnh nhân hồi sức mức độ nặng – Ảnh: Bộ Y tế cung cấp
Đặc biệt có 1 bệnh nhân phại chạy ECMO (thiết bị tim phổi nhân tạo) và 6 bệnh nhân phải lọc m.áu liên tục. “Có khá nhiều người rất nguy kịch, tiên lượng rất nặng. Tất cả y bác sĩ đang nỗ lực hết mình để cứu sống các bệnh nhân này” –bác sĩ Linh nói.
Còn khoảng 100 bệnh nhân nặng còn lại, theo bác sĩ Linh hiện đang nằm trên các lầu trại và đã có rất nhiều bệnh nhân phải thở oxy mask (mặt nạ), một số phải thở oxy dòng cao. Và trong số này có khoảng 1/3 trong số bệnh nhân đang có nguy cơ sẽ phải chuyển xuống giường chăm sóc dành cho bệnh nhân nguy kịch.
Các bác sĩ đang nỗ lực từng phút để cứu sống bệnh nhân – Ảnh: Bộ Y tế cung cấp
Theo bác sĩ Linh, hiện bệnh viện đã nỗ lực chuẩn bị đầy đủ nhất có thể các thiết bị cần thiết. Tuy nhiên với số ca tăng nhanh, diễn biến nặng lớn sẽ còn 1 số thiếu thốn và tiếp tục được bổ sung trong thời gian tới.
Tính hết ngày 17-7 có khoảng 160 bệnh nhân mắc COVID-19 nặng và nguy kịch chuyển đến bệnh viện điều trị. Các bác sĩ đang nỗ lực từng phút để cứu sống bệnh nhân – Ảnh: Bộ Y tế cung cấp
Huy động lực lượng tinh nhuệ từ khắp cả nước
Bác sĩ Lê Anh Tuấn – phó giám đốc Bệnh viện hồi sức 1.000 giường – cho biết việc đưa bệnh viện đi vào hoạt động mang một ý nghĩa quan trọng, không chỉ danh riêng cho TP.HCM mà là nơi hồi sức cho bệnh nhân toàn khu vực phía Nam.
Để vận hành bệnh viện, bác sĩ Tuấn nói rằng sẽ có tổng cộng 340 bác sĩ, 1.050 điều dưỡng và lực lượng hỗ trợ khoảng 500 nhân viên. Trong đó lực lượng tinh nhuệ nhất được huy động từ 3 bệnh viện gồm: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nhân dân Gia định, Bệnh viện Ung bướu.
Ngoài ra sẽ được bổ sung các lực lượng khác đến từ trung ương do Bộ Y tế cử; huy động lực lượng y tế từ các tỉnh bạn và có thể sẽ huy động nhân lực từ các bệnh viện của các tỉnh phía Nam về hỗ trợ.
Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì và kiêng gì?
Tay chân miệng là bệnh khá phổ biến và thường gặp ở trẻ nhỏ. Vậy trong quá trình điều trị, trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì và kiêng gì?
1. Bệnh chân tay miệng là gì?
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm khá phổ biến do coxsackievirus gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 t.uổi. Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh gồm: các vết loét trong miệng và các vết phát ban ở bàn tay và bàn chân.
Bệnh tay chân miệng tuy không nghiêm trọng nhưng lại rất dễ lây lan. Bệnh thường bùng thành dịch tại trường học, bệnh viện và các trung tâm chăm sóc y tế.
Thông thường, tay chân miệng là bệnh nhẹ và trẻ có thể tự khỏi mà không cần điều trị tại bệnh viện. Tuy nhiên, khi không được chăm sóc đúng cách, bệnh rất dễ trở nặng và xảy ra các biến chứng nguy hiểm về tim mạch, thần kinh.
Bệnh tay chân miệng tuy không nghiêm trọng nhưng lại rất dễ lây lan. (Nguồn: Internet)
Theo CDC, bệnh tay chân miệng lây qua các con đường sau: (1)
– Tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh.
– Lây qua giọt b.ắn có chứa virus khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.
– Tiếp xúc với bề mặt và đồ vật bị nhiễm virus.
Hiện tại chưa có phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh tay chân miệng. Để giảm nguy cơ lây nhiễm cho con, bạn cần:
– Cho bé rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy mạnh và liên tục.
– Tránh tiếp xúc gần với những trẻ bị bệnh tay chân miệng.
– Thường xuyên vệ sinh đồ chơi và các bề mặt bé hay tiếp xúc.
– Cần lưu ý khi xử lý chất thải của bé, khử khuẩn, dùng khẩu trang và găng tay để tránh truyền nhiễm dịch bệnh
– Khi bé có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, bạn cần đưa bé đi khám hoặc thông báo với cơ sở y tế gần nhất.
Vậy khi bé bị tay chân miệng nên ăn gì và kiêng gì? Mời bạn tham khảo thông tin dưới đây.
2. Bệnh tay chân miệng ở trẻ bao lâu thì khỏi?
Theo Medicinet, tổng thời gian bị bệnh tay chân miệng kéo dài từ 5 -> 7 ngày (2). Sau 1->3 ngày từ khi virus bắt đầu xâm nhập vào cơ thể, các triệu chứng đầu tiên của bệnh bắt đầu xuất hiện rõ rệt. Các triệu chứng bệnh ban đầu bao gồm: Sốt, mệt mỏi, đau họng, chán ăn.
Từ 1->2 ngày tiếp theo, xuất hiện các vết loét trong miệng gây đau đớn. Ở giai đoạn cuối sẽ thấy xuất hiện các nốt nhỏ, đỏ, mềm, t.iền triển thành mụn nước ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân của trẻ. Những vết đỏ này ít xuất hiện hơn ở trên cánh tay và chân, cũng như vùng mông và bộ phận s.inh d.ục.
Theo Medicinet, tổng thời gian bị bệnh tay chân miệng kéo dài từ 5 -> 7 ngày (Nguồn: Internet)
3. Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?
Bệnh chân tay miệng gây ra các nốt đỏ trong miệng, cổ họng và lưỡi khiến bé gặp nhiều khó chịu khi ăn uống. Theo Mayoclinic (3), để giúp bé giảm đau do mụn nước và ăn uống dễ chịu hơn, bạn hãy thử các mẹo sau:
Cho bé ngậm đá hoặc đá bào, hoặc ăn kem. Theo các chuyên gia y tế, cảm giác mát lạnh từ kem hoặc đá bào có thể giúp bé giảm đau tạm thời và cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Bạn chỉ nên cho bé ăn các loại kem trái cây để vừa giảm đau vừa bổ sung dinh dưỡng. Tránh cho bé ăn các loại kem cacao hoặc socola vì sẽ khiến vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.
– Uống đồ uống lạnh như sữa hoặc nước đá
– Cho bé ăn thức mềm, không cần phải nhai nhiều. Sử dụng các loại đồ ăn này giúp bé không phải nhai nhiều, làm giảm tình trạng đau khi phải nhai thức ăn trong miệng. Bạn có thể cho bé ăn súp gà hạt sen, cháo tôm rau ngót, cháo sườn bí đỏ, cháo đậu xanh,…
– Súc miệng bằng nước ấm sau bữa ăn
– Nếu bé có thể súc miệng mà không nuốt phải nước súc thì bạn có thể cho bé súc miệng bằng nước muối ấm để làm dịu vết thương. Cho bé súc miệng bằng nước muối ấm nhiều lần hoặc thường xuyên khi cần thiết để giúp giảm đau và cải thiện tình trạng viêm loét miệng do bệnh tay chân miệng gây ra.
4. Trẻ bị tay chân miệng cần kiêng những gì?
4.1. Trẻ bị tay chân miệng cần kiêng ăn những loại thức ăn sau:
– Kiêng ăn thực phẩm hoặc đồ uống có tính axit, như cây họ cam quýt, soda, nước ép trái cây.
– Tránh thức ăn mặn, cay hoặc nóng.
4.2 Không dùng chung các vật dụng, đồ chơi, đồ ăn của trẻ bị tay chân miệng
Trong quá trình điều trị bệnh, trẻ bị tay chân miệng cần kiêng đưa đồ chơi, núm vú cao su hoặc các vật lạ vào miệng. Hành động này của bé có thể làm bệnh tình thêm trầm trọng, đồng thời tăng nguy cơ làm lây lan bệnh sang những người xung quanh.
Ngoài ra, bát, đũa, thìa, chăn, gối,… của trẻ bị tay chân miệng cũng cần thường xuyên được làm sạch và không nên sử dụng chung với những người khác.
4.3. Không kiêng nước
Trả lời cho câu hỏi: “Trẻ bị tay chân miệng cần kiêng gì?”, nhiều người truyền tai nhau là nên kiêng nước. Tuy nhiên, kiêng nước là một sai lầm phổ biến và khá nguy hiểm trong chăm sóc trẻ bị tay chân miệng. Việc kiêng nước có thể dẫn đến n.hiễm t.rùng các tổn thương trên da, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở tim mạch và hệ thần kinh.
Vì vậy, trẻ bị tay chân miệng không nên kiêng nước, kiêng tắm. Khi làm sạch cơ thể cho trẻ, cha mẹ chỉ cần chú ý nhẹ tay, không chà sát mạnh hoặc làm tổn thương các nốt mụn nước trên da. Ngoài ra, cơ thể trẻ cũng cần được giữ khô ráo, mặc quần áo không quá nóng hoặc quá lạnh.
4.4. Kiêng tiếp xúc với nhiều người (Cách ly)
Tay chân miệng là bệnh có khả năng lây truyền rất nhanh thông qua các hoạt động giao tiếp hằng ngày. Vì vậy, trẻ bị tay chân miệng cần kiêng tiếp xúc với nhiều người, cách ly tới khi được điều trị khỏi hoàn toàn nhằm hạn chế nguy cơ lây lan bệnh và bùng phát thành dịch.
Ngoài ra, việc cách li trẻ bị tay chân miệng trong thời gian điều trị cũng là giúp trẻ có không gian để nghỉ ngơi và hồi phục.