Phát hiện mới về triệu chứng của COVID-19

Đau đầu, sổ mũi và viêm họng là các triệu chứng nhiễm SARS-CoV-2 được ghi nhận ở cả những người đã và chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19, theo một nghiên cứu ở Anh.

Triệu chứng COVID-19 Zoe, một nghiên cứu đang được thực hiện ở Anh, công bố dữ liệu về các triệu chứng nhiễm SARS-CoV-2 mới nhất. Theo kết quả nghiên cứu, các triệu chứng ở những người dương tính với nCoV đã thay đổi. Điều này có thể là xuất phát từ biến chủng Delta, hiện chiếm 99% các ca mắc COVID-19 ở Anh, theo Deutsche Welle .

Dữ liệu của nghiên cứu nói trên được báo cáo thông qua một ứng dụng bởi cả những người đã và chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ngay cả những người được tiêm chủng vẫn có khả năng dương tính với SARS-CoV-2. Tuy nhiên, dữ liệu của nghiên cứu cho thấy những người tiêm vaccine thường xuất hiện các triệu chứng nhẹ và ít có khả năng bị đe dọa tính mạng hơn.

Bài Viết Liên Quan

phat hien moi ve trieu chung cua covid 19 1eb 5916159

Ở những người chưa tiêm vaccine, triệu chứng mắc COVID-19 không có nhiều thay đổi so với thời điểm đại dịch bùng phát. (Ảnh: Canva)

Ở những người tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa COVID-19, các triệu chứng lần lượt là đau đầu, sổ mũi, hắt hơi, viêm họng và mất khứu giác.

Một số triệu chứng trong danh sách trên có thể bị nhầm với cảm lạnh thông thường. Sự nhập nhằng giữa các triệu chứng của hai loại bệnh được cho là nguyên nhân khiến biến chủng Delta lây lan rộng rãi ở Anh.

Trong khi đó, triệu chứng mắc COVID-19 ở những người chưa được tiêm chủng không có nhiều thay đổi so với thời điểm đại dịch bùng phát cách đây khoảng 18 tháng. Những triệu chứng này bao gồm đau đầu, viêm họng, sổ mũi, sốt và ho khan.

Hai nhà khoa học về bệnh truyền nhiễm Tim Spector và Christian Drosten khuyến cáo người dân đi kiểm tra lập tức nếu thấy không khỏe, đồng thời hạn chế tiếp xúc và giữ khoảng cách với mọi người cho tới khi có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Bởi các triệu chứng mắc COVID-19 có thể bị nhầm với cảm cúm.

“Tôi nghĩ mục đích của việc công bố dữ liệu nghiên cứu này là để nhắc nhở công chúng, đặc biệt là nhóm dân số trẻ đang bị lây lan mầm bệnh, rằng bạn phải cẩn thận ngay cả khi không cảm thấy bản thân đang mắc bệnh nặng”, tiến sĩ Drosten nói.

Tính đến ngày 26/7, theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, thế giới ghi nhận hơn 194 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có khoảng 4,16 triệu trường hợp t.ử v.ong.

Nhịp tim tiết lộ nhiều điều về sức khỏe của bạn, kể cả khi bạn bị nhiễm SARS-CoV-2

Các thiết bị theo dõi thể dục thường được sử dụng chủ yếu để đếm số bước chân nhưng số liệu nhịp tim trên đó cũng sẽ cung cấp cho bạn nhiều vấn đề về sức khỏe.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các thiết bị theo dõi để đếm số bước chân cũng như nhịp tim của chúng ta. Các thiết bị này cung cấp nhiều phép đo nhịp tim khác nhau bao gồm lúc bạn nghỉ ngơi, mệt mỏi, kiệt sức hay đang tập thể dục. Theo các bác sĩ, bạn hoàn toàn có thể dựa trên các chỉ số nhịp tim từ các thiết bị này để biết được nhiều điều về sức khỏe của bản thân.

Nếu bị nhiễm SARS-CoV-2, nhịp tim sẽ tăng lên kéo dài 9 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện

Tiến sĩ Michael Snyder – giáo sư di truyền học tại Trường Y của Đại học Stanford (Mỹ) cho biết: “Nhịp tim thường được đo bằng số nhịp mỗi phút gọi là bpm. Ở người lớn khỏe mạnh, nhịp tim khi nghỉ ngơi có thể dao động từ 60 – 100bpm. Nhịp tim rất hay thay đổi vì vậy không có nhịp tim bình thường. Nhất là khi bạn bị ốm”.

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, tiến sĩ Snyder và các cộng sự đã phát hiện ra rằng 26/32 đối tượng nghiên cứu bị nhiễm SARS-CoV-2 có nhịp tim tăng lên kéo dài trong vòng 9 ngày trước khi có triệu chứng. “Khi bạn bị ốm, nhịp tim của bạn sẽ thay đổi. Đặc biệt là khi bạn bị sốt do nhiễm SARS-CoV-2” , ông nói.

nhip tim tiet lo nhieu dieu ve suc khoe cua ban ke ca khi ban bi nhiem sars cov 2 db7 5849971

Các thiết bị điện tử thông minh hiện nay cũng giúp chúng ta theo dõi sức khỏe của chính mình (Ảnh minh họa)

Mặc dù các chuyên gia cho biết không phải lúc nào thiết bị sức khỏe cũng đo nhịp tim một cách chính xác vì các nhà sản xuất thường không tiết lộ các thuật toán họ đã sử dụng, nhưng thiết bị vẫn cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa nhịp tim lúc nghỉ ngơi và lúc làm việc căng thẳng. Cụ thể, nhịp tim thường tăng lên khi một người đi bộ, chạy hoặc chịu áp lực căng thẳng. Uống rượu bia cũng làm tim đ.ập nhanh hơn.

Tiến sĩ Yas Moayedi, bác sĩ tim mạch đồng thời là cộng sự lâm sàng tại Mạng lưới Y tế Đại học ở Toronto (Canada) cho biết: “Từ quan điểm tiến hóa, chắc chắn có mối tương quan giữa t.uổi thọ của chúng ta và nhịp tim”.

Để minh chứng cho vấn đề này, tiến sĩ Moayedi đã theo dõi nhịp tim của chính mình. Vào hôm cô phải phát biểu trước một hội nghị, nhịp tim của cô đã tăng lên 120 nhịp/phút. Tuy rằng đây vẫn chưa phải là kết quả khiến cô phải lo lắng nhưng tiến sĩ Moayedi nhận ra rằng nhịp tim dao động trong ngày chịu ảnh hưởng của những thay đổi về thể chất, tinh thần và hành vi trong chu kỳ 24 giờ.

“Tôi đã từng mang thai, trong khoảng thời gian đó, tim tôi đã liên tục đ.ập rất nhanh. Sau đó, bác sĩ tìm ra nguyên nhân là do tôi bị thiếu sắt trầm trọng đến mức phải truyền dịch. Hóa ra, tim tôi đ.ập rất nhanh để đáp ứng nhu cầu của cơ thể”, tiến sĩ Moayedi chia sẻ.

Nhịp tim càng cao, t.uổi thọ càng ngắn

nhip tim tiet lo nhieu dieu ve suc khoe cua ban ke ca khi ban bi nhiem sars cov 2 1c6 5849971

Nhịp tim càng cao, t.uổi thọ càng ngắn nên chúng ta cần hướng đến một lối sống lành mạnh (Ảnh minh họa)

“Theo dõi nhịp tim của bạn có thể cung cấp cho bạn một cái nhìn sâu sắc về sức khỏe tim mạch và sức khỏe cảm xúc”, Tiến sĩ Ronesh Sinha – bác sĩ khoa nội tại Palo Alto Medical Foundation, cho biết. “Nhiều người đang đi bộ với nhịp tim quá cao do các yếu tố như uống quá nhiều caffeine, mất nước, không hoạt động và căng thẳng dai dẳng. Những nhịp đ.ập thêm của trái tim theo thời gian có thể cướp đi nhiều năm t.uổi thọ của bạn”.

Vì thế, Tiến sĩ Sinha khuyên bạn nên theo dõi nhịp tim cũng như ghi nhật ký về những hoạt động nào đang khiến tim bạn đ.ập nhanh. Sau đó, sử dụng thông tin này thực hiện các thay đổi, thiết lập các ưu tiên và hướng tới một cuộc sống lành mạnh hơn.

Ví dụ, nếu công việc quá căng thẳng bạn hãy tập hít thở sâu để cơ thể được thư giãn, xây dựng những khung giờ giải lao vào buổi trưa hoặc tối để giảm tải stress. Và bạn hãy nhớ vận động thường xuyên với cường độ phù hợp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *