Theo HCDC, thống kê trên thế giới cho thấy tỷ lệ mắc sốt xuất huyết tăng đáng kể. Cụ thể, khoảng một nửa dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh.
Bệnh nhân sốt xuất huyết phát ban đỏ.
Dịch có thể đạt đỉnh vào tháng 10, 11
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong tuần qua, thành phố ghi nhận 56 ổ dịch sốt xuất huyết mới. Hiện, còn 171 ổ dịch đang hoạt động. Đặc biệt, ổ dịch tại thôn Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất có 131 bệnh nhân sốt xuất huyết.
Cộng dồn từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận trên 4.700 ca mắc sốt xuất huyết (tăng gấp 3,8 lần so với số mắc cùng kỳ năm 2021), 5 ca t.ử v.ong. Tuýp virus Dengue lưu hành trên địa bàn thành phố được xác định là D1; D2 và D4.
Phó Giám đốc CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn cảnh báo, 2022 là năm chu kỳ bùng phát dịch sốt xuất huyết. Bên cạnh đó, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, các cơn bão có thể kéo dài trong tháng 10, 11, 12 gây lượng mưa lớn. Do đó, bệnh sốt xuất huyết cũng sẽ kéo dài theo. Thậm chí, dịch bệnh có thể không chỉ đạt đỉnh vào tháng 10 như mọi năm, mà còn vào giữa tháng 10 và 11.
Tại TPHCM, tính từ đầu năm đến nay đã ghi nhận trên 62.000 ca mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 7 lần so với cùng kỳ năm 2021. Số ca sốt xuất huyết nặng là 1.360. Tổng số ca t.ử v.ong do sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay là 25 trường hợp, tăng 20 ca so với cùng kỳ năm 2021. Có khoảng 75% số trường hợp t.ử v.ong do sốt xuất huyết là người lớn.
Một số tỉnh phía Nam cũng ghi nhận ca mắc sốt xuất huyết tăng mạnh. An Giang là một trong những tỉnh từ đầu năm đến nay có ca mắc tăng cao so với cùng kỳ 2021. Từ đầu năm đến ngày 2/10, tỉnh ghi nhận 13.973 ca sốt xuất huyết, 3 ca t.ử v.ong. Tỉnh Đồng Tháp cũng ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay là 9.983, tăng 9.091 trường hợp so với cùng kỳ năm 2021.
Triệu chứng dễ nhầm
PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho biết, sau giai đoạn ủ bệnh từ 3 – 15 ngày, người mắc sốt xuất huyết sẽ có triệu chứng sốt, rét run, đau đầu, nhức hốc mắt, đau vùng thắt lưng. Ngoài ra, tình trạng mệt nhiều cũng có thể xảy ra đột ngột.
Người bệnh đồng thời cảm thấy đau nhức ở chân và các khớp. Nguyên nhân được gọi là “sốt gãy xương”. Nhiệt độ tăng nhanh lên đến 40 độ C, nhịp tim chậm. Viêm kết mạc mí mắt và sưng phù nề mặt thoáng qua hoặc xuất hiện ban hồng nhạt (đặc biệt ở mặt). Các thuốc hạ sốt chỉ hạ được một thời gian ngắn rồi nhiệt độ cơ thể lại tăng.
“Sốt và các triệu chứng khác vẫn tồn tại 48 đến 96 giờ. Tiếp theo là giảm sốt nhanh kèm đổ mồ hôi nhiều. Sau đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy khỏe mạnh trong khoảng 24 giờ. Sau đó, sốt có thể xuất hiện trở lại, thường với nhiệt độ đỉnh thấp hơn lần đầu tiên. Đồng thời, phát ban dát sẩn nhạt màu xuất hiện từ thân mình lan tới đầu và mặt”, PGS Nga cho biết.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể đau họng, gặp các triệu chứng tiêu hóa (như buồn nôn, nôn), xuất huyết. Một số bệnh nhân phát triển sốt xuất huyết dengue. Triệu chứng thần kinh không phổ biến, có thể bao gồm bệnh lý não và động kinh.
Các trường hợp sốt dengue nhẹ, thường thiếu biểu hiện hạch to, thuyên giảm trong 72 giờ. Với các trường hợp bệnh trầm trọng hơn, biểu hiện suy nhược có thể kéo dài vài tuần, nhưng hiếm khi t.ử v.ong. Miễn dịch đối với chủng gây bệnh thường kéo dài nhiều năm.
“Số ca mắc sốt xuất huyết tăng nhanh từng tuần. Vì thế, người dân cần hết sức chú ý thực hiện các biện pháp phòng tránh căn bệnh này”, chuyên gia khuyến cáo.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC), thống kê trên thế giới cho thấy, tỷ lệ nhiễm sốt xuất huyết đã tăng đáng kể, với khoảng một nửa dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh. Đối với người bệnh, các triệu chứng có thể nhẹ hoặc nặng.
Các triệu chứng nhẹ của sốt xuất huyết có thể bị nhầm với bệnh khác gây sốt, đau nhức hoặc phát ban. Tuy nhiên, người mắc bệnh nặng có thể bị đe dọa tính mạng trong vài giờ và thường cần được chăm sóc tại bệnh viện.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, khoảng 1/20 người mắc sốt xuất huyết sẽ tiến triển nặng và có thể sốc, xuất huyết hay thậm chí t.ử v.ong. Nếu từng mắc sốt xuất huyết trước đây, nhiều khả năng, người bệnh sẽ bị bệnh nặng.
Đặc biệt, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc sốt xuất huyết nặng cao hơn. Do đó, việc theo dõi các dấu hiệu cảnh báo bệnh sốt xuất huyết trở nặng là vô cùng quan trọng. Các dấu hiệu cảnh báo này thường bắt đầu trong 24 – 48 giờ sau khi hết sốt.
CDC Mỹ khuyến cáo, mọi người cần đến bệnh viện ngay khi người có các dấu hiệu: Đau bụng; Nôn (ít nhất 3 lần trong 24 giờ); C.hảy m.áu mũi hoặc nướu răng; Nôn ra m.áu hoặc có m.áu trong phân; Cảm thấy mệt mỏi, bồn chồn hoặc dễ bị kích thích.
TP Cần Thơ có trên 4.840 ca mắc sốt xuất huyết
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ, tính đến ngày 27-9-2022, Cần Thơ ghi nhận 4.846 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), xếp thứ 10 trong 20 tỉnh, thành khu vực phía Nam.
So với cùng kỳ 2021, tăng 4.107 ca, không xảy ra ca t.ử v.ong. Số ca mắc tăng cao từ tháng 4-2022 và tiếp tục tăng mạnh trong 5 tháng trở lại đây.
Nhân viên y tế kiểm tra lăng quăng trong dụng cụ chứa nước.
Trong đó, 4 quận, huyện có số ca mắc cao nhất, gồm: Ninh Kiều (1.145 ca), Thốt Nốt (799 ca), huyện Vĩnh Thạnh (634 ca), huyện Cờ Đỏ (522 ca).
Toàn thành phố ghi nhận 319 ổ dịch: Vĩnh Thạnh (62 ổ dịch), Thốt Nốt (54 ổ dịch), Cờ Đỏ (44 ổ dịch), Ninh Kiều (38 ổ dịch), Ô Môn (32 ổ dịch), Thới Lai (27 ổ dịch), Bình Thủy (34 ổ dịch), Phong Điền (20 ổ dịch), Cái Răng (08 ổ dịch). Về phân độ ca mắc SXH: số ca SXH dengue có dấu hiệu cảnh báo là 219 ca (219/09) tăng 210 ca, số ca sốc SXH là 93 ca (93/07) tăng 86 ca so cùng kỳ 2021.
CDC Cần Thơ khuyến cáo người dân chủ động vệ sinh môi trường trong và ngoài nhà, diệt muỗi, lăng quăng, giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên… để phòng bệnh SXH.