Một công ty Nhật Bản bắt đầu thử nghiệm trên người thuốc uống dành cho bệnh nhân Covid-19, cạnh tranh với Pfizer và Merck trong cuộc đua tìm kiếm phương pháp điều trị dịch bệnh.
Bài Viết Liên Quan
- Phát hiện 79 ứng viên cho thuốc kháng sinh mới trong phân người
- Chế độ ăn DASH để ngăn ngừa cao huyết áp gồm những thực phẩm nào?
- Nước gừng làm được điều kỳ diệu gì cho cơ thể?
Cuộc đua tìm ra thuốc trị Covid-19 thu hút nhiều hãng dược tham gia (Ảnh minh họa: Reuters).
Theo Wall Street Journal , công ty Shionogi có trụ sở tại Osaka (Nhật Bản) – công ty phát triển loại thuốc giảm cholesterol Crestor cho biết họ đã bào chế thuốc để t.iêu d.iệt virus SARS-CoV-2. Shionogi cho biết với liều lượng chỉ một liều mỗi ngày, thuốc điều trị Covid-19 của công ty này sẽ thuận tiện hơn cho người sử dụng.
Shionogi cho biết công ty đang thử nghiệm thuốc Covid-19 và kiểm tra các phản ứng phụ của thuốc trong quá trình thử nghiệm. Cuộc thử nghiệm vừa bắt đầu trong tháng này và nhiều khả năng sẽ kéo dài sang năm 2022.
“Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra một loại thuốc uống thực sự an toàn, như Tamiflu, Xofluza”, Isao Teshirogi, giám đốc điều hành của Shionogi, cho biết.
Ông Teshirogi cũng cho biết, thuốc Covid-19 của Shionogi được bào chế để vô hiệu hóa virus trong 5 ngày kể từ khi bệnh nhân uống thuốc.
Theo đại diện của Shionogi, công ty này dự kiến mời 50-100 tình nguyện viên khỏe mạnh tham gia thử nghiệm thuốc Covid-19 tại Nhật Bản. Công ty cũng dự định tiến hành cuộc thử nghiệm lớn hơn tại Nhật Bản vào cuối năm nay.
Ông Teshirogi nói rằng, phân tích ban đầu cho thấy virus không dễ dàng đột biến để tránh tác dụng của thuốc do công ty Shionogi bào chế.
Theo ông Teshirogi, Shionogi không có kế hoạch giới hạn thử nghiệm thuốc Covid-19 do công ty bào chế cho những bệnh nhân mới được chẩn đoán gần đây. Nếu loại thuốc này có triển vọng, Shionogi có thể sẽ hợp tác với một hãng dược toàn cầu để triển khai thuốc ra toàn thế giới.
Shionogi đi sau các hãng Pfizer và Merck nhiều tháng trong việc thử nghiệm thuốc Covid-19.
Pfizer cho biết loại thuốc viên uống hai lần mỗi ngày của họ có thể sẵn sàng tung ra thị trường nhanh nhất trong năm nay. Pfizer chuẩn bị sẵn sàng cho 2.000 bệnh nhân tham gia thử nghiệm loại thuốc trên kết hợp với thuốc kháng virus tăng cường.
Trong khi đó, Merck hồi tháng 4 cho biết loại thuốc của họ, vốn được nghiên cứu từ nhiều năm trước để điều trị Ebola, đã thành công trong việc giảm lượng virus ở những bệnh nhân Covid-19 và có thể làm giảm nguy cơ nhập viện. Các cuộc nghiên cứu lớn hơn đang được tiến hành, tập trung vào những người đã được chẩn đoán mắc Covid-19 trong vòng 5 ngày trước đó và có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng.
Cả 3 công ty trên đều đặt mục tiêu lấp đầy những lỗ hổng lớn nhất trong việc ngăn chặn đại dịch Covid-19. Các nghiên cứu gần đây cho thấy vắc xin hiện vẫn có hiệu quả trong việc ngăn chặn những ca bệnh nặng do các chủng virus SARS-CoV-2, trong đó có biến thể Delta, gây ra. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có những người chưa tiêm vắc xin, hoặc đã tiêm vắc xin nhưng vẫn bị nhiễm bệnh.
Các hãng dược đều đang nỗ lực tìm kiếm một loại thuốc viên để những bệnh nhân Covid-19 nếu có triệu chứng nhẹ có thể uống ngay tại nhà. Cơ quan Y tế và Sinh học Liên bang Nga (FMBA) hồi tháng 12 năm ngoái từng thông báo về việc phát triển thuốc trị Covid-19 với kết quả thử nghiệm cho thấy hiệu quả trên 99%.
Người Nhật huấn luyện trẻ chịu lạnh như thế nào?
Rất nhiều người đến Nhật Bản vào mùa đông nhận ra rằng, t.rẻ e.m Nhật không hề sợ lạnh. Thậm chí, ở một số trường mẫu giáo, khi trời rất rét, các em chỉ mặc váy hoặc quần đùi.
Ảnh minh họa
Tại sao t.rẻ e.m Nhật Bản lại không sợ lạnh?
Theo trang Sohu, người Nhật đã huấn luyện khả năng chịu lạnh cho con em mình từ khi còn rất nhỏ. Các chuyên gia Nhật Bản cho rằng, t.rẻ e.m có thể phát triển cơ thể tốt bằng cách mặc ít quần áo hơn.
Bởi khi trẻ mặc ít quần áo, trẻ có xu hướng vận động nhiều hơn để làm ấm cơ thể, điều này giúp tăng cường vận động ở trẻ.
Theo các chuyên gia, da người có phản ứng phòng vệ với lạnh và nóng. Kích thích da bằng nhiệt độ, cụ thể là nhiệt độ lạnh có thể cải thiện khả năng này.
Nếu bạn cảm thấy nóng, các mạch m.áu trên da sẽ giãn nở, khiến lưu lượng m.áu tăng lên, làm tản nhiệt độ cơ thể. Nếu bạn cảm thấy lạnh, các mạch m.áu trên da sẽ co lại để ngăn cản quá trình tản nhiệt.
Sau khi da bị kích thích nhạy cảm bởi lạnh hoặc nóng, các mạch m.áu sẽ liên tục co lại và giãn nở, sau khi thực hiện động tác này thành thạo, thần kinh tự chủ của người sẽ rất mạnh, nhờ đó, khả năng miễn dịch cũng được tăng cường.
Người Nhật cho rằng, nếu trẻ luôn mặc quần áo quá nhiều, các cơ quan trên da cảm nhận sự thay đổi của nhiệt độ bên ngoài sẽ trở nên chai lì, các dây thần kinh tự chủ không còn hoạt động, khả năng miễn dịch của trẻ cũng suy giảm một cách tự nhiên.
Một số cư dân cho biết, thực tế Nhật Bản không quá lạnh, ví dụ như ở Tokyo, mùa đông lạnh nhất thường là dưới 0 độ. Hơn nữa, thiết bị sưởi ấm của Nhật Bản rất hoàn chỉnh. Hãy lấy Tokyo làm ví dụ. Khi bước vào các khu vực trong nhà, siêu thị, thư viện, văn phòng và những nơi công cộng khác, nhiệt độ ổn định về cơ bản là khoảng 22 độ trong suốt cả năm.
Ngoài ra, tàu hỏa của Nhật Bản cũng có thiết bị sưởi ấm, vì vậy ở Nhật Bản, thời gian trẻ ở bên ngoài thời tiết lạnh không quá nhiều.