Một người phụ nữ đã bị cắt bỏ mắt trái sau khi bị nhiễm một loại ký sinh trùng khó điều trị do vừa tắm vừa đeo kính áp tròng, theo trang tin Yahoo News.
Bà Marie Mason (54 t.uổi, ở Anh) đã đeo kính áp tròng liên tục trong 30 ngày và nghĩ rằng ký sinh trùng đã xâm nhập vào mắt trong khi bà tắm mà không tháo kính áp tròng ra.
Bà cho biết: Nó đã nhiễm bên dưới kính áp tròng và nhân lên, rồi làm thủng mắt tôi, theo Yahoo News.
Theo CDC Mỹ, đeo kính áp tròng trong khi tắm vòi sen hoặc làm sạch kính bằng nước máy khiến người đeo có nguy cơ bị viêm giác mạc do ký sinh trùng có tên Acanthamoeba keratitis. Ảnh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Bà Mason lần đầu nhận thấy có điều gì đó không ổn vào năm 2015.
Tôi bắt đầu cảm thấy như có dị vật trong mắt giống như có cát hoặc sạn rơi vào mắt mà tôi không lấy ra được, bà nói.
Bác sĩ nhãn khoa đã khuyên bà đến bệnh viện, và các bác sĩ chẩn đoán bà bị viêm giác mạc do Acanthamoeba và điều trị bằng nhiều loại thuốc, thuốc nhỏ mắt và bà đã trải qua 3 ca ghép giác mạc – nhưng tất cả đều không thành công.
Bà kể rằng: Tôi đã đi bệnh viện rất nhiều lần, nhỏ không biết bao nhiêu thuốc, mổ không biết bao nhiêu lần và đau đớn vô kể.
Nhưng cuối cùng, sau 5 năm với mọi nỗ lực, các bác sĩ đành phải quyết định phẫu thuật cắt bỏ mắt trái của bà và lắp mắt giả, lúc này cách đây 2 năm, theo Yahoo News.
Viêm giác mạc do ký sinh trùng Acanthamoeba keratitis là gì?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, đeo kính áp tròng trong khi tắm vòi sen hoặc làm sạch kính bằng nước máy khiến người đeo có nguy cơ bị viêm giác mạc do ký sinh trùng có tên Acanthamoeba keratitis.
Một người phụ nữ đã bị cắt bỏ mắt trái sau khi bị nhiễm một loại ký sinh trùng khó điều trị. Ảnh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Acanthamoeba keratitis là một bệnh n.hiễm t.rùng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng gây ra bởi một sinh vật cực nhỏ xâm nhiễm vào giác mạc. Phổ biến nhất ở những người đeo kính áp tròng, nhưng bất kỳ ai cũng có thể mắc phải, theo CDC Mỹ.
Nó có thể gây đau dữ dội và mù lòa nếu không được điều trị.
John Dart, giáo sư danh dự tại Viện Nhãn khoa Đại học University College London (Anh), nói rằng: Rất ít người bị hỏng mắt, nhưng khoảng một nửa bệnh nhân sẽ mất đáng kể thị lực.
Viêm giác mạc do amip có thể gây cảm giác như có cát liên tục vướng trong mắt.
Các triệu chứng của viêm giác mạc do Acanthamoeba có thể bao gồm: đau mắt, mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng và cảm giác có dị vật trong mắt.
CDC Mỹ khuyến cáo mọi người nên đi khám mắt ngay nếu có bất kỳ triệu chứng nào kể trên, theo Yahoo News.
Những lưu ý cho bạn trẻ thích đeo kính áp tròng
Ngày nay, nhiều bạn trẻ ưa thích sử dụng kính áp tròng vì tiện lợi và sành điệu. Tuy nhiên, theo các bác sĩ nhãn khoa, việc sử dụng kính áp tròng có những chỉ định riêng phù hợp với từng nhóm đối tượng; đồng thời, cũng cẩn trọng khi sử dụng.
Có nhiều loại kính áp tròng, gồm loại có độ cận dành cho người bị cận thị và loại kính giãn tròng để cho các bạn trẻ sử dụng mang tính thẩm mỹ, làm cho mắt trông to hơn khi chụp ảnh.
Bác sĩ khuyến cáo bạn trẻ sử dụng kính áp tròng cần đảm bảo vệ sinh và không mang thường xuyên.
BS CKII Trần Văn Kết, Giám đốc Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ cho biết, sử dụng kính áp tròng có nhiều ưu điểm đối với những bạn cận thị thích chơi thể thao và chưa đến t.uổi phẫu thuật tật khúc xạ. Đồng thời, phù hợp cho các bạn thường xuyên trang điểm hoặc thuộc lĩnh vực nghệ thuật như diễn viên, người mẫu hoặc các bạn hay đi dự tiệc, thích du lịch… Tuy nhiên, việc đeo kính áp tròng cũng có nhiều hạn chế. Trường hợp quên đeo kính áp tròng tại nhà, khi ra bên ngoài sẽ khó đảm bảo vệ sinh trước khi đeo kính như rửa tay, rất dễ bị n.hiễm t.rùng. Các bạn để móng tay dài khi đeo kính áp tròng có thể gây trầy giác mạc và n.hiễm t.rùng, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tình trạng hư mắt. Đối với các em dưới 15 t.uổi không nên sử dụng kính áp tròng, do việc vệ sinh và cách đeo không an toàn, có thể gây tổn thương giác mạc hoặc nặng hơn bị loét giác mạc, thậm chí ảnh hưởng đến thị lực. Đặc biệt, mắt có thể mất thị lực vĩnh viễn. Nhiều bạn trẻ thích đi du lịch cũng muốn đeo kính để giãn tròng, cho mắt to ra để được bộ ảnh đẹp.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, người sử dụng cần vệ sinh tay sạch sẽ và sau khi đeo kính áp tròng chụp hình xong có thể tháo kính càng sớm càng tốt để giải phóng giác mạc, hạn chế tình trạng khô mắt, không gây tổn thương đến giác mạc sau này. Các bạn cận thị không nên đeo kính áp tròng thường xuyên, nên đeo kính gọng, trừ khi tham gia các môn thể thao.
Người dùng kính áp tròng cũng cần lưu ý về nguồn gốc và chất lượng kính. Trên thị trường có nhiều thương hiệu, nếu không tìm hiểu kỹ, đeo những loại kém chất lượng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt. Vì khi đeo vào có thể gây thiếu oxy giác mạc. Về cách đeo kính áp tròng, cần vệ sinh tay, sau đó nhỏ thuốc, nước mắt nhân tạo. Thao tác đeo kính áp tròng phải tránh va chạm gây tổn thương giác mạc và n.hiễm t.rùng mắt. Khi tháo kính ra, nên sử dụng một giọt thuốc kháng sinh nhỏ vào, sau đó dùng nước mắt nhân tạo nhỏ thêm để bảo vệ mắt.
Các bạn trẻ mắc tật khúc xạ, khi đủ 18 t.uổi, có thể chọn phương pháp phẫu thuật điều trị để phục hồi thị lực. Các bạn nên lựa chọn các bệnh viện lớn, có uy tín, chất lượng tốt, bác sĩ giỏi và tay nghề cao, để đảm bảo ca phẫu thuật thành công, mang lại đôi mắt khỏe và đẹp.