Nếu thường xuyên nếm thấy vị kim loại hay vị đồng xu cũ trong miệng, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang có vấn đề sức khỏe.
Dưới đây là 4 nguyên do khiến bạn nếm thấy vị kim loại trong miệng, theo trang tin Insider.
1. Dùng quá liều vi chất tổng hợp
“Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến miệng cảm thấy có vị kim loại là do thừa vi chất” – tiến sĩ Lisa Lewis, một chuyên gia y tế gia đình tại Mỹ cho biết.
Cụ thể, bà Lewis giải thích khi dùng một số loại thực phẩm chức năng hoặc thuốc giúp bổ sung các vi chất như sắt, crom, đồng, canxi, kẽm nhưng vượt quá ngưỡng hấp thụ thì cơ thể chúng ta sẽ bài tiết những chất thừa này qua nước bọt, từ đó gây ra vị kim loại trong miệng.
Khi dùng một số loại thuốc giúp bổ sung các vi chất như sắt, crom, đồng, canxi, nhưng vượt quá ngưỡng hấp thụ thì cơ thể sẽ bài tiết những chất thừa này qua nước bọt. Ảnh SHUTTERSTOCK
2. N.hiễm t.rùng nướu răng
“Nếu thường xuyên vệ sinh răng miệng qua loa thì khả năng bạn bị các bệnh về nướu như viêm nướu, viêm nha chu là rất lớn. Những bệnh này có thể để lại dư vị kim loại trong khoang miệng”, tiến sĩ Natasha Bhuyan – giám đốc y tế khu vực của tổ chức chăm sóc sức khỏe One Medical (trụ sở Mỹ), trả lời Insider.
Một số dấu hiệu phổ biến khác của bệnh n.hiễm t.rùng nướu răng là sưng nướu, c.hảy m.áu chân răng, hôi miệng.
3. Mang thai
Tiến sĩ Bhuyan cho hay phụ nữ khi đang mang thai cũng thường xuyên nếm thấy vị kim loại do thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là sự gia tăng estrogen.
Nữ chuyên gia giải thích rằng sự gia tăng estrogen chính là nguyên nhân tác động đến các tế bào vị giác, khiến thai phụ thường nếm thấy vị khó chịu như kim loại và dẫn đến chứng biếng ăn, ốm nghén.
“Hiện tượng này sẽ phổ biến hơn trong 3 tháng đầu của thai kỳ và thường tự biến mất khi bà bầu bước vào tam cá nguyệt thứ hai”, bà Bhuyan nói thêm.
4. Sa sút trí tuệ
Tiến sĩ Lewis cho hay tổn thương dây thần kinh – nguyên nhân của chứng sa sút trí tuệ – cũng có thể làm thay đổi vị giác và khiến bệnh hay cảm thấy vị kim loại trong miệng.
Một số dấu hiệu phổ biến khác của chứng sa sút trí tuệ bao gồm: khó giao tiếp, mất tập trung thường xuyên, hay quên tên người thân hoặc bạn bè thân thiết, mất phương hướng, đi lạc thường xuyên…
Nếu thấy dấu hiệu này, hãy thay áo gối ngay
Người sử dụng thường yêu thích những chiếc áo gối mềm mại và êm. Qua thời gian sử dụng, những chiếc áo gối này sẽ tích tụ nhiều bụi bẩn, vi khuẩn và dần hư hỏng.
Trên thực tế, áo gối cũng bẩn như chiếc gối chúng ta sử dụng. Thậm chí, áo gối có thể bẩn hơn vì là lớp bảo vệ bên ngoài gối, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Người sử dụng nên thay mới áo gối sau khoảng 1 đến 2 năm sử dụng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Chúng ta nằm trên chiếc gối khoảng 7 đến 8 giờ/đêm. Đây cũng là khoảng thời gian áo gối tiếp xúc với da và tóc người nằm.
Qua thời gian, áo gối sẽ tích tự rất nhiều bụi, tế bào da c.hết, mồ hôi, nước bọt, chất nhờn tự nhiên từ da, vi khuẩn và nấm. Những thứ này tích tụ từ từ và có thể gây dị ứng hoặc kích ứng đường hô hấp.
Giặt áo gối thường xuyên sẽ giúp rửa trôi những chất này. T.uổi thọ của áo gối cũng tùy thuộc vào mức độ thường xuyên người dùng giặt chúng. Dù có sử dụng kỹ lưỡng đến mức nào thì đến một lúc nào đó cũng cần phải thay áo gối mới.
Áo gối cần giặt ít nhất 1 lần/tuần. Nếu sau khi giặt xong mà người dùng nhận thấy chất lượng áo gối đã giảm đáng kể và không thể phục hồi ngay cả khi đã giặt kỹ thì đó là lúc cần phải thay áo gối mới. Các chuyên gia khuyến cáo cứ 1 đến 2 năm thì mọi người nên thay áo gối mới một lần.
Áo gối cũng như các vật dụng khác trong gia đình, nếu muốn sử dụng bền thì cần phải giữ gìn và bảo dưỡng đúng cách. Cách tốt để tăng t.uổi thọ áo gối, tránh tình trạng hư hỏng nhanh là hãy thường xuyên giặt chúng. Giặt sạch sẽ giúp loại bỏ các chất bẩn khiến áo gối mau hỏng, theo Healthline.