Chỉ trong 1 thời gian ngắn bạn có thể cải thiện chiều cao của mình với 3 bước đơn giản.
Duy trì bữa sáng lành mạnh
Bài Viết Liên Quan
- 9 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn cần phải thải độc
- Tiêm chủng đúng lịch giúp trẻ phòng 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
- Cúm H3N2 nguy hiểm cỡ nào?
Duy trì bữa sáng lành mạnh là cách giúp bạn tăng chiều cao.
Bữa sáng cung cấp năng lượng kể cả khi bạn làm việc, hay đi chơi chơi, tập thể thao. Bỏ qua bữa sáng không phải là lựa chọn lành mạnh cho sự phát triển cơ thể và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao. Một bữa sáng khoa học, hợp lý giúp tăng sự trao đổi chất, tác động tích cực đến chiều cao.
Bạn có thể bắt đầu một ngày với ngũ cốc, cháo yến mạch, kết hợp các loại trái cây khô như hạt điều, nho khô. Bổ sụng trứng vào bữa sáng vì nó rất giàu vitamin D và canxi giúp bạn tăng cường xương và chiều cao trong quá trình xương hóa. Ngoài ra, có thể dùng sữa đậu nành, sữa chua tươi, trái cây giàu chất xơ…
Sữa chua, sữa tươi
Không chỉ là nguồn cung cấp lượng canxi dồi dào mà đây còn là 2 loại thực phẩm giàu vitamin D cần thiết cho sự phát triển chiều cao của cơ thể. Bổ sung sữa tươi, sữa chua trong khẩu phần ăn rất cần thiết, kích thích quá trình tổng hợp protein cho cơ thể. Nếu bạn sợ bị tăng cân thì hãy sử dụng sữa tươi không đường để có thể tăng chiều cao mà vẫn không ảnh hưởng đến vóc dáng.
Biểu hiện cơ thể cần chú ý nếu muốn tăng chiều cao
Mất ngủ: Mất ngủ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển chiều cao. Không chỉ thế, nó cũng là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu vitamin D của cơ thể từ đó khiến giảm lượng hormone tăng trưởng.
Yếu cơ, hay bị chuột rút: Tình trạng này chứng tỏ bên cạnh việc thiếu vitamin D và canxi, cơ thể bạn còn thiếu vitamin K2, một thành phần quan trọng không kém trong việc sản sinh hormone.
Thính giác kém: Đây là một trong những dấu hiệu chứng tỏ cơ thể thiếu Magie, từ đó khiến chiều cao chậm phát triển đấy.
Báo động thừa cân, béo phì ở t.rẻ e.m Việt Nam
Theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc của Viện Dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ t.rẻ e.m thừa cân, béo phì ở Việt Nam tăng gấp 2,2 lần, từ 8,5% năm 2010 lên thành 19,0% năm 2020.
Ảnh minh họa
Thực tế, t.rẻ e.m thừa cân, béo phì tại Việt Nam tăng nhanh báo động trong 10 năm qua, đặc biệt tại thành thị. Theo thống kê của Bộ Y tế, riêng năm 2020, tỷ lệ thừa cân béo phì khu vực thành thị đã chạm ngưỡng 26,8%, nông thôn là 18,3% và miền núi là 6,9%.
Trước đó, Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng đã công bố tỷ lệ béo phì ở t.rẻ e.m nội thành tại TP Hồ Chí Minh đã vượt 50%, tại Hà Nội vượt 41%. Tình trạng thừa cân kéo dài sẽ gây rối loạn chức năng trong cơ thể diễn tiến thành bệnh, làm giảm tăng chiều cao của trẻ. Bệnh tiến triển âm thầm trong một quãng thời gian dài khiến việc điều trị, phục hồi sẽ vô cùng khó khăn và tốn kém.
Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia, có đến 53% các vị phụ huynh không biết con mình bị thừa cân, hoặc đ.ánh giá thấp hơn một mức so với thực tế. Việc cung cấp dinh dưỡng quá mức chính là nguyên nhân mấu chốt dẫn đến thừa cân, béo phì ở trẻ. Các chuyên gia khuyến nghị, để giúp trẻ phát triển cân đối, phụ huynh cần theo dõi tiến trình phát triển của con thông qua biểu đồ tăng trưởng, tham chiếu các thước đo để nhận biết ngay nếu con vượt ngưỡng cân nặng và tuyệt đối không thờ ơ trước dấu hiệu thừa cân.