Chỉ với một số thực phẩm, gia vị thông dụng trong gian bếp nhà bạn là có thể dễ dàng trị đầy hơi chướng bụng trong thời gian ngắn.
Dấu hiệu nhận biết đầy hơi chướng bụng
Biểu hiện của chướng bụngthường khá dễ nhận biết như:
Ợ hơi nhiều lần, ợ chua, đau bụng âm ỉ, có lúc buồn nôn hoặc nôn (do viêm chít hẹp môn vị gây ứ đọng). Cảm giác khó chịu mỗi khi ợ hơi và nóng rát vùng họng.
Bụng chướng, ậm ạch, khó chịu, táo bón… cũng là dấu hiệu thường gặp của chứng đầy bụng.
Đầy bụng có thể gây ra triệu chứng đau toàn vùng bụng, đau thắt ngực, triệu chứng này thường xảy ra sau khi ăn.
Mẹo hay trị đầy hơi chướng bụng
Bài Viết Liên Quan
- Nhiều người bị bỏng do tự chế thuốc pháo dịp tết
- [Sống khỏe] Phòng ngừa đột quỵ ở người bệnh rung nhĩ
- Bệnh truyền nhiễm gia tăng khi thời tiết lạnh
Nước chanh trị chứng chướng bụng hiệu quả. Ảnh minh họa.
Gừng trị đầy hơi chướng bụng: Củ gừng có rất nhiều lợi ích về sức khỏe. Gừng có tính ấm, vị cay hỗ trợ bộ máy tiêu hóa và chống viêm rất tốt. Chỉ cần nhai một miếng gừng tươi, hoặc uống một muỗng nước gừng nóng hai ba lần một ngày sẽ thấy ăn uống ngon miệng hơn và chống đầy hơi, đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy.
Không chỉ trị chứng chướng bụng và đầy hơi, gừng còn có tác dụng điều trị viêm trong cơ thể. Bạn chỉ cần thái vài lát gừng và cho ít nước nóng pha với mật ong và uống bổ sung hàng ngày. Bạn cũng có thể nấu hoặc nướng gừng và pha với mật ong.
Uống nước dừa giúp giảm đầy hơi chướng bụng: Nước dừa có chứa acid lauric khi vào cơ thể chúng sẽ chuyển đổi thành monolaurin một chất giúp kháng virút, kháng khuẩn, đồng thời cũng giúp chống lại các chứng rối loạn đường tiêu hóa và làm giảm tính acid của dạ dày.
Ăn chuối thường xuyên giảm đầy hơi chướng bụng: . Chuối là loại trái cây rất giàu pectin. Loại quả này có chứa chất kháng acid tự nhiên có thể hoạt động như một chất chống trào ngược dạ dày. Ở những người hay bị hội chứng này nên ăn một quả chuối mỗi ngày để tránh sự khó chịu ở đường tiêu hóa.
Ăn chuối thường xuyên còn có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Lý do vì khi được tiêu hóa, chuối kích thích bài tiết dịch nhầy, tái tạo niêm mạc giúp vết loét mau phục hồi.
Nước chanh trị đ ầy hơi chướng bụng: Nước chanh hiệu quả trị chứng chướng bụng và đầy hơi và bạn có thể uống ấm hoặc lạnh, tùy theo sở thích. Tuy nhiên vào buổi sáng, bạn nên uống nước chanh ấm để tăng cường hệ thống tiêu hóa.
Hệ tiêu hóa chúng ta cũng muốn ‘ăn Tết an toàn’
Những ngày Tết, thói quen ăn, nếp sinh hoạt thường ngày bị xáo trộn khiến cơ thể không thể thích ứng kịp, từ đó có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, ợ chua, táo bón, đau bụng, tiêu chảy…
BS.CKII Ngô Thị Thanh Quýt thăm khám một bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa – Ảnh: XUÂN MAI
Theo thống kê Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM, những ngày cận Tết Nguyên đán, số lượng bệnh nhân nhập viện vì mắc các bệnh đường tiêu hóa tăng 30 – 50% so với ngày thường. Trong đó thường gặp nhất là xuất huyết tiêu hóa, viêm tụy cấp, viêm dạ dày ruột hoặc bị ngộ độc, dị ứng với thực phẩm.
BS.CKII Ngô Thị Thanh Quýt – trưởng khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM – cho biết hệ tiêu hóa bắt đầu từ miệng đến h.ậu m.ôn. Hệ tiêu hóa “không khỏe” nghĩa là chúng ta ăn vào nhưng cảm thấy khó tiêu hoặc gặp tình trạng đầy hơi, ợ chua, đau bụng, tiêu chảy, táo bón…
Bác sĩ Quýt cho biết khoảng thời gian cuối năm cũ, đầu năm mới, chúng ta thường thay đổi nếp sống thường nhật, ăn thực phẩm giàu năng lượng, uống nhiều rượu bia… khiến hệ tiêu hóa bị “đày đọa”.
Đặc biệt đối với những bệnh nhân lớn t.uổi có bệnh nền hoặc t.rẻ e.m, bệnh có thể tiến triển âm thầm hoặc diễn tiến cấp tính, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Hệ tiêu hóa dễ bị “đày đọa” khi ăn thức ăn giàu năng lượng, uống nhiều rượu bia… – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Dưới đây là những bệnh tiêu hóa thường gặp ngày Tết và cách phòng tránh.
1. Đầy hơi, khó tiêu: Thường gặp do ăn thực phẩm chứa nhiều đạm, dầu mỡ, chất béo, giàu năng lượng, tinh bột, đồ ngọt… làm cho dạ dày lúc nào cũng trong tình trạng đầy hơi, không tiêu hóa được.
Để phòng tránh, cần ăn chậm nhai kỹ, tránh nói chuyện nhiều khi ăn, hạn chế uống rượu bia, nước có gas, tăng cường ăn rau xanh, trái cây.
2. Ợ chua: Không nguy hiểm nhưng cần lưu ý nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, lặp đi lặp lại có thể gây ra các biến chứng đối với dạ dày. Riêng với người viêm loét dạ dày tá tràng, ngoài biểu hiện ợ chua thường kèm theo ợ hơi, đau bụng vùng thượng vị.
Để phòng tránh, cần hạn chế ăn những thực phẩm lên men như cải chua, dưa kiệu, nem chua, dưa muối… Đặc biệt đối với những bệnh nhân có bệnh lý dạ dày, tình trạng bệnh dễ tiến triển nặng hơn khi ăn thực phẩm lên men.
3. Táo bón: Ngày Tết, chúng ta thường vui chơi thoải mái và hay ăn những thực phẩm nhiều năng lượng nhưng lại ăn ít chất xơ, rau xanh… Nhiều người mắc đại tiện nhưng vì đang trong cuộc vui xuân nên trì hoãn khiến việc táo bón nghiêm trọng hơn.
Để phòng tránh, cần duy trì tập thể dục, tập thói quen đại tiện 1 lần/ngày, khuyến khích vào một giờ cụ thể. Trong trường hợp khó đại tiện cần đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị (thường sử dụng thuốc nhuận tràng). Nếu để táo bón lâu ngày thì dễ gây sa ruột, trĩ, nứt kẻ h.ậu m.ôn.
4. Đau bụng: Thường gặp trên nền bệnh viêm dạ dày ruột cấp, viêm dạ dày cấp, cơn đau quặn gan do sỏi mật… Trong đó thường gặp nhất là viêm dạ dày ruột cấp, viêm dạ dày cấp, viêm tụy cấp.
Đối với viêm dạ dày ruột cấp : biểu hiện đau bụng, kèm theo buồn nôn, tiêu chảy ở những bệnh nhân dị ứng ở một số thịt đặc sản (rắn, heo rừng…) hoặc thực phẩm chứa chất bảo quản, chế biến không kỹ và để lâu ngày.
Đối với viêm dạ dày cấp : đau bụng thượng vị kèm theo ợ hơi, ợ chua, nôn hoặc buồn nôn… Nguyên nhân chính là do lạm dụng quá nhiều chất kích thích (cà phê, t.huốc l.á, rượu bia…) hay ăn thực phẩm có vị cay (tiêu, ớt…).
Đối với viêm tụy cấp : biểu hiện đau bụng vùng thường vị lan ra sau lưng, có khi đau đột ngột dữ dội, kèm nôn ói sau bữa quá no, nhiều dầu mỡ và chất béo. Khi có dấu hiệu này cần đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời. Ngoài ra, viêm tụy cấp còn thấy ở bệnh có t.iền sử viêm ruột, viêm tụy do tăng mỡ m.áu, viêm tụy do rượu.
4. Tiêu chảy: Xảy ra khi ăn thức ăn không được chế biến và bảo quản không kỹ, hay thức ăn hâm đi hâm lại ăn nhiều lần. Đây là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển và gây tiêu chảy.
Khi tiêu chảy, nên uống nhiều nước hoặc uống oresol bù dịch (1 gói pha trong 1 lít nước uống trong vòng 24h – có thể sử dụng từ 2-3 gói/ngày). Không tự ý sử dụng thuốc cầm tiêu chảy, thuốc kháng sinh. Tốt nhất cần đến gặp bác sĩ, tùy mức độ bệnh mà có phương án điều trị thích hợp.
5. Bệnh về gan: như gan nhiễm mỡ, bệnh gan do rượu bia. Một trong những nguyên nhân chính là do uống nhiều rượu bia trong thời gian dài, đặc biệt bệnh thường thấy dịp Tết khi uống rượu bia nhiều và liên tục.
6. Đói bụng: Nghe hơi nghịch lý nhưng phần lớn thời gian ngày Tết chúng ta chơi nhiều hơn, đặc biệt là giới trẻ và t.rẻ e.m, nên có thể quên ăn hoặc ăn không điều độ, đúng bữa, không đủ no. Khi đó có thể dẫn đến rối loạn điện giải, hạ đường huyết.
“Ngày Tết, mỗi người cần ý thức ăn uống đúng giờ và đủ các nhóm chất (đường, đạm, béo), tăng cường bổ sung vitamin và chất xơ, ăn chậm nhai kỹ, tập thói quen đi đại tiện 1 lần/ngày và không quên duy trì tập thể dục hằng ngày để ‘gan khỏe – tụy ổn – ruột vui – đẩy lùi bệnh tật’” – bác sĩ Quýt khuyến cáo.