Nam thanh niên, 39 t.uổi, chưa vợ, đi khám nam khoa vì xuất hiện nốt lạ ở d.ương v.ật, được chẩn đoán mắc bệnh giang mai.
Bác sĩ Nguyễn Hoài Bắc, Trưởng khoa Nam học và Y học Giới tính, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, ngày 21/7, cho biết bệnh nhân được xét nghiệm và khám tổng quát các bệnh lý lây truyền qua đường t.ình d.ục, kết quả dương tính với xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum.
Tại bệnh viện, người bệnh thừa nhận có đời sống t.ình d.ục phong phú, có nhiều bạn tình song chỉ nghĩ mình viêm b.ao q.uy đ.ầu và rất “tin tưởng” các đối tác. Anh cũng không biết mình bị lây bệnh từ người nào.
Bệnh nhân được bác sĩ kê đơn, điều trị ngoại trú và hẹn tái khám.
Bài Viết Liên Quan
- Cậu bé 7 t.uổi biết 9 thứ tiếng, tự viết nhạc nhưng người mẹ nói đó là một hội chứng
- 11 dấu hiệu bất thường khi cơ thể thiếu vitamin B12
- 7 tác dụng của nước dừa với sức khỏe mà không ai có thể bỏ qua
Nốt vảy đỏ ở bàn tay là dấu hiệu của bệnh giang mai. Ảnh: Buoy Health.
Giang mai là loại bệnh do xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum gây ra, thời gian ủ bệnh lâu. Đây là bệnh truyền nhiễm qua đường t.ình d.ục do xoắn khuẩn lây nhiễm cho da, miệng, hệ thần kinh và phổ biến nhất là bộ phận s.inh d.ục ở cả nam và nữ. Bệnh lây chủ yếu qua quan hệ t.ình d.ục không an toàn. Ngoài ra có thể lây qua đường m.áu, từ mẹ sang con khi sinh.
Theo bác sĩ, bệnh giang mai sẽ dễ dàng chữa khỏi hoàn toàn và không có bất kỳ hậu quả nào nếu được phát hiện sớm. Trường hợp phát hiện muộn dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như đau đầu, đột quỵ, viêm màng não, mất thính lực; sa sút trí tuệ, mù lòa, hỏng van tim, nguy cơ nhiễm HIV cao gấp hai đến năm lần, tăng đáng kể nguy cơ sảy thai, thai c.hết lưu hoặc t.ử v.ong trẻ sơ sinh trong vòng một vài ngày sau khi sinh.
Ở giai đoạn đầu, người bệnh được điều trị bằng thuốc kháng sinh Penicillin hoặc doxycycline, azithromycin hoặc ceftriaxone.
Ở giai đoạn phát triển nặng, gây nhiều biến chứng về nội tạng, thần kinh, người bệnh sẽ được tiêm tĩnh mạch thuốc penicillin mỗi ngày. Trong quá trình điều trị bệnh giang mai, người bệnh cần tránh quan hệ t.ình d.ục cho đến khi những vết loét trên cơ thể lành hoàn toàn và được bác sĩ cho phép.
Đối với phụ nữ mang thai mắc giang mai, bác sĩ kê penicillin để điều trị trong suốt thời gian mang thai. Đây là phương pháp điều trị sang mai ở cả mẹ và con tốt nhất. Ở mẹ bầu, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm một hoặc nhiều lần thuốc kháng sinh Penicillin. Việc tiêm thuốc kháng sinh này tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh. Nếu người bệnh bị dị ứng với kháng sinh sẽ phải gây tê trước khi tiêm. Chồng của bệnh nhân cũng phải xét nghiệm và điều trị giang mai nếu có quan hệ t.ình d.ục trong ba tháng gần nhất. Bệnh nhân không được quan hệ t.ình d.ục cho đến khi kết thúc thai kỳ.
Bác sĩ khuyến cáo tất cả các cặp đôi nên kiểm tra sức khỏe trước kết hôn. Thực hiện lối sống lành mạnh, chung thủy một vợ, một chồng và quan hệ t.ình d.ục an toàn (sử dụng b.ao c.ao s.u) để phòng ngừa bệnh lây qua đường t.ình d.ục.
Người đàn ông ở Đồng Nai bị giang mai ở bộ phận hiếm gặp
Khởi phát từ triệu chứng đau đầu, chóng mặt, ù tai, bệnh nhân ở Đồng Nai đột ngột rơi vào tình trạng điếc hoàn toàn do xoắn khuẩn giang mai.
Ca bệnh lạ này được bác sĩ chuyên khoa I Lâm Phạm Phước Hùng, khoa Lâm sàng 3, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho biết tại Hội nghị khoa học Da liễu miền Nam quý IV, được tổ chức tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM sáng 25/12.
Trước đó, bệnh nhân 31 t.uổi, quê ở Đồng Nai, khởi phát triệu chứng đau đầu, chóng mặt, đau tai thời gian dài không rõ nguyên nhân. Khi tình trạng ù tai nặng dần, bệnh nhân đến một cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và được chẩn đoán điếc chưa rõ nguyên nhân.
Hai bệnh nhân giang mai, một phụ nữ trên giường và một nam giới ngồi trên ghế, được miêu tả trong tranh khắc gỗ từ năm 1497. Ảnh: TheScientist/Jessica Wilson.
Tại khoa Lâm sàng 3, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, bệnh nhân cho biết cách đây 2 năm từng quan hệ t.ình d.ục đồng giới. Kết quả siêu âm, nội soi mũi xoang, xét nghiệm m.áu và các cận lâm sàng khác cho thấy người đàn ông này dương tính với HIV.
Kết quả đo thính lực đồ cho thấy tình trạng của bệnh nhân là nghe kém dạng tiếp nhận.
“Qua thính lực đồ, chúng tôi chẩn đoán bệnh nhân mắc giang mai tai. Đồng thời, chúng tôi tiến hành hội chẩn với các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng. Các đồng nghiệp thống nhất ý kiến, không có chẩn đoán loại trừ”, bác sĩ Hùng nói.
Để xác định chi tiết thể bệnh này, người đàn ông tiếp tục được chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM để xét nghiệm dịch não tủy. Theo bác sĩ Hùng, xoắn khuẩn giang mai có thể đi vào đường m.áu tới dịch não tủy. Do đó, xét nghiệm dịch não tủy là căn cứ quan trọng nhất để chẩn đoán xác định giang mai tai.
Nhờ đáp ứng tốt với kháng sinh, sau 6 tháng điều trị, bệnh nhân hết chóng mặt, giảm ù tai, kết quả xét nghiệm huyết thanh học bằng RPR đạt R8, thính lực hồi lại gần như bình thường.
Theo phác đồ điều trị giang mai của Trung tâm Kiểm soát phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, giang mai tai được điều trị với Benzyl Penicillin Sodium và Aqueous Crystalline Penicillin G. Tuy nhiên, với bệnh nhân này, các bác sĩ khoa Lâm sàng 3 dùng đến 3 liều thuốc không có trong phác đồ sau khi tham khảo ý kiến của nhiều bác sĩ chuyên khoa.
Theo bác sĩ Lâm Phạm Phước Hùng, dù xuất hiện từ lâu và có kháng sinh điều trị, bệnh giang mai đang có xu hướng tái xuất phức tạp. Lần quay lại này, giang mai không chỉ khiến số lượng ca nhiễm tăng cao, bệnh còn biến đổi với xu hướng phức tạp, khó điều trị hơn.
Giang mai tai là thể hiếm gặp, khó chẩn đoán do bệnh có thể gặp ở bất cứ giai đoạn nào của xoắn khuẩn. Nguyên nhân là xoắn khuẩn giang mai đi vào tai, thái dương thông qua đường m.áu. Giang mai tai có thể được xem là dạng lâm sàng hoặc một biến chứng của giang mai thần kinh.
Tất cả thể giang mai tai hay mắt cần được điều trị càng sớm càng tốt theo phác đồ điều trị giang mai thần kinh. Tỷ lệ cải thiện thính lực dao động 13-80% tùy thuộc vào thời gian nhập viện điều trị. Nếu để muộn, bệnh nhân sẽ mất thính lực vĩnh viễn, đồng thời gặp nhiều biến chứng nguy hiểm khác.