Ca cấy ghép một quả tim nhân tạo có 4 buồng và hoạt động bằng nguồn điện từ bên ngoài vừa được thực hiện thành công lần đầu tiên ở Mỹ, mở ra hy vọng lớn cho nhiều người bệnh.
Bài Viết Liên Quan
- Tác dụng bất ngờ của những loại rau có vị đắng, ăn quen thấy ngon
- 5 loại rau có chỉ số GI thấp, giúp kiểm soát bệnh tiểu đường
- Hy hữu: Sản phụ người Mông được bác sĩ cấp cứu kịp thời trên đường đi đẻ, “mẹ tròn con vuông”
Cấy ghép quả tim nhân tạo hoàn toàn ở Mỹ – Ảnh: Trường Y khoa Duke
Theo trang Interesting Engineering , các bác sĩ phẫu thuật tại Bệnh viện ĐH Duke (Mỹ) mới đây đã ghép thành công quả tim nhân tạo hoàn toàn (total artificial heart – TAH) cho một người đàn ông 39 t.uổi bị suy tim đột ngột.
Không giống các quả tim nhân tạo truyền thống, thông cáo của nhóm nghiên cứu cho biết quả tim TAH này bắt chước hoạt động của quả tim người thật, giúp người nhận được tự do hơn sau phẫu thuật.
Tim TAH do Công ty CARMAT của Pháp phát triển, gồm 2 buồng tâm thất và 4 van tim sinh học giúp quả tim nhân tạo này không chỉ giống với tim người thật mà còn hoạt động tương tự nó.
Nhịp đ.ập của tim được tạo ra từ một dịch truyền động được mang theo trong một chiếc túi bên ngoài cơ thể người bệnh. Quả tim được bơm m.áu bằng các máy bơm siêu nhỏ và lượng m.áu bơm qua tim sẽ tương ứng với nhu cầu cơ thể người bệnh. Nhu cầu này được xác định bằng các cảm biến và vi xử lý trên chính quả tim nhân tạo.
Người được ghép quả tim TAH này là một cư dân ở thành phố Shallotte, bang North Carolina, Mỹ. Người này bị chẩn đoán suy tim đột ngột tại Trung tâm Duke và đã phải phẫu thuật bắc cầu động mạch chủ.
Tuy nhiên tình trạng của anh xấu đi rất nhanh nên không đủ điều kiện để ghép tim. May mắn cho người bệnh khi Trung tâm Duke là một trong những nơi Công ty CARMAT đang thử nghiệm dự án tim TAH của họ sau khi được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Mỹ phê chuẩn.
Hiện tại người bệnh đã ổn định sức khỏe và đang được tiếp tục theo dõi tại bệnh viện. Quả tim nhân tạo của Công ty CARMAT hiện đã được phê chuẩn sử dụng có điều kiện tại châu Âu.
Hiểu đúng về bệnh ngón tay lò xo
Bệnh có tên là ngón tay lò xo vì mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, một số trường hợp ngón tay như bị khóa ở tư thế gấp, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra hoặc phải dùng tay bên lành kéo ngón tay ra như kiểu ngón tay có lò xo.
Ảnh minh họa
Ngón tay lò xo (ngón tay cò s.úng) là tình trạng viêm bao gân của các gân gấp các ngón tay gây chít hẹp bao gân. Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện hạt xơ, làm di động của gân gấp qua vị trí hạt xơ bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra hoặc phải dùng tay bên lành kéo ngón tay ra như kiểu ngón tay có lò xo.
Người bệnh thấy đau tại gốc ngón tay (chỗ khớp bàn ngón), có thể sờ thấy hạt xơ, ấn đau. Đau khi gấp hoặc duỗi ngón tay, khó vận động ngón tay. Ngón tay ở tư thế bị khóa gấp vào lòng bàn tay hoặc ở tư thế duỗi. Siêu âm thấy gân và bao gân gấp ngón tay bị dày lên, có dịch quanh bao gân.
Nhiều nguyên nhân gây nên bệnh lý ngón tay lò xo có thể kể đến như:
Một số nghề nghiệp có nhiều nguy cơ mắc bệnh do sử dụng độ linh hoạt của ngón tay một cách thường xuyên: Nông dân, giáo viên, thợ cắt tóc, bác sĩ phẫu thuật, thợ thủ công, nhân viên đ.ánh máy… Chứng bệnh ngón tay lò xo còn do hậu quả của một số bệnh: viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường, viêm khớp vảy nến, gout… Chấn thương cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Một số trường hợp không tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Phân loại mức độ bệnh
Độ I: Đau ở gốc ngón tay, còn di chuyển được.
Độ II: Ngón tay bị giữ lại, gân còn di chuyển được nhưng bị bật hoặc phải dùng sự trợ giúp của tay đối diện
Độ III: Ngón tay bị kẹt ở tư thế cò s.úng.
Điều trị
Các phương pháp không dùng thuốc: Hạn chế vận động ngón tay bị tổn thương, có thể dùng nẹp ngón tay để cố định, chườm lạnh hoặc chiếu tia hồng ngoại.
Dùng các loại thuốc điều trị nội khoa như: Thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc ức chế bơm H , thuốc giãn cơ…
Tiêm corticoid nội khớp: Được áp dụng khi có bác sĩ chuyên khoa và phòng tiêm vô khuẩn.
Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật giải phóng chèn ép, cắt bỏ phần viêm xơ nếu điều trị nội khoa thất bại thường sau điều trị nội khoa khoảng 3-6 tháng.
Cần tích cực dự phòng bệnh tái phát bằng chế độ lao động, sinh hoạt nhẹ nhàng, hợp lý, kết hợp với dùng thuốc, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng.