Thành phố sẽ tiêm khoảng 930.000 liều vaccine trong đợt 5 cho các nhóm ưu tiên, người trên 65 t.uổi, người dân ở khu phong toả sau khi được gỡ cách ly.
Tại cuộc họp với 21 quận, huyện và TP Thủ Đức về kế hoạch tiêm vaccine đợt 5 của TP HCM ngày 17/7, Phó chủ tịch UBND thành phố Dương Anh Đức yêu cầu lần tiêm này không để xảy ra tụ tập đông người. Việc tiêm vaccine phải đạt hiệu quả nhưng không tạo áp lực về tiến độ, gây mất an toàn cho người dân.
“Dự kiến số lượng vaccine tiêm xấp xỉ giống đợt 4 nhưng thời gian dài gấp 3 lần so với lần trước”, ông Đức nói và cho biết kế hoạch tiêm kéo dài hơn nhằm đảm bảo nguồn lực, không ảnh hưởng công tác chống dịch khác.
Bài Viết Liên Quan
- Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ
- Mùa mưa, chủ động phòng sốt xuất huyết từ thói quen sinh hoạt
- Nốt mờ ở phổi có nguy hiểm không?
Phó chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức. Ảnh: Trung Sơn.
Cũng theo ông Đức, kế hoạch ban đầu thành phố dự kiến bắt đầu chiến dịch tiêm đợt 5 từ ngày 18/7, nhưng có thể không kịp nên việc chọn ngày có ý nghĩa khởi động. Địa phương cần chủ động chọn thời gian triển khai cho địa bàn của mình.
Về nhóm được tiêm đợt này, ông Đức cho hay Bộ Y tế giới hạn tiêm cho người từ 18 t.uổi trở lên, đồng thời gỡ bỏ giới hạn với những người trên 65 t.uổi, bởi đây là nhóm có nguy cơ nhiễm dịch, được nhiều nước đưa vào nhóm ưu tiên tiêm.
Về cách thức triển khai, ông Đức yêu cầu các quận huyện lập một tổ tiêm vaccine. Thành phố chỉ điều phối ban đầu, còn địa phương toàn quyền quyết định tiêm cho ai, ở đâu, thời gian nào. Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông chỉ có vai trò hỗ trợ hậu cần, bổ sung lực lượng cho các quận huyện làm nhiệm vụ.
Với vấn đề quận huyện băn khoăn như nhân lực, ông Đức giao Sở Y tế TP HCM cân đối phương án, có danh sách nguồn lực gửi về địa phương trước khi bắt đầu chiến dịch tiêm. Sở Y tế cũng cần chuẩn bị lực lượng dự trữ nếu phát sinh trục trặc để kịp thời điều động nhân sự.
Phó chủ tịch UBND thành phố đề nghị các quận huyện tạm thời chưa tổ chức tiêm vaccine cho người trong khu vực phong tỏa. Tuy nhiên, địa phương cần thông báo rõ để người dân không hoang mang khi nghĩ quyền lợi bị mất. Hiện, TP HCM có hơn 2.000 điểm bị phong toả.
“Ngay sau khi gỡ phong tỏa, người dân ở đây sẽ được tiêm. Họ cần được biết đợt tiêm này tương đối dài để không sốt ruột”, ông nói và đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Y tế thông cho người dân nắm.
Nhân viên FPT Software ở Khu công nghệ cao được tiêm vaccine Covid-19, ngày 19/6. Ảnh: Quỳnh Trần.
Trước đó, ông Đức cho biết đến nay thành phố được phân bổ khoảng 930.000 liều vaccine AstraZeneca, Moderna và Pfizer cho đợt tiêm này. Ngoài ra, mới đây thành phố nhận thêm một lượng rất ít vaccine Sinopharm do Trung Quốc tài trợ.
Với vaccine Sinopharm, phía tài trợ sẽ gửi danh sách công dân Trung Quốc để thành phố tổ chức tiêm. Sau khi hoàn thành tiêm cho công dân Trung Quốc, thành phố mới sử dụng vaccine này tiêm cho các nhóm khác theo sự điều phối của Sở Y tế.
Theo ông Đức, dự kiến ban đầu TP HCM tiêm 2 triệu liều vaccine nhưng hiện thành phố mới được phân bổ 930.000 liều. Số vaccine này có thể tiêm được một triệu người nếu tiết kiệm. Lãnh đạo thành phố cũng đề nghị các đơn vị vẫn lên kế hoạch tiêm cho khoảng 2 triệu người đăng ký vì thời gian tới có thể Trung ương sẽ phân bổ thêm vaccine cho thành phố.
“Tinh thần vaccine về đến đâu chúng ta sẽ triển khai tiêm đến đó”, ông Đức nói và cho biết thành phố lập danh sách tiêm dựa trên nguyên tắc nhóm ưu tiên. Trong số này, thành phố sẽ cân nhắc ưu tiên nhóm được đ.ánh giá nguy cơ cao, phù hợp loại vaccine đang có.
EU không thống nhất được cách sử dụng vaccine AstraZeneca
Các bộ trưởng y tế của EU không thống nhất được hướng dẫn chung về cách sử dụng vaccine AstraZeneca, sau khi cơ quan quản lý dược phẩm xác nhận tác dụng phụ của nó.
Các bộ trưởng tổ chức một cuộc họp trực tuyến bất thường ngày 7/4 ngay sau khi Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) ra tuyên bố rằng việc xuất hiện cục m.áu đông bất thường và tiểu cầu trong m.áu thấp là “tác dụng phụ rất hiếm gặp” của vaccine AstraZeneca, mặc dù cơ quan này nhấn mạnh lợi ích của vaccine vẫn vượt xa rủi ro.
Một người cầm lọ vaccine AstraZeneca tại Đức ngày 7/4. Ảnh: AFP .
Trước cuộc họp, các bộ trưởng đã được Bồ Đào Nha, chủ tịch Hội đồng EU, thúc giục tìm kiếm lập trường chung về cách sử dụng vaccine, theo một bức thư Reuters thu được.”Chúng tôi cho rằng thông báo từ EMA sẽ có tác động trực tiếp và tức thì không chỉ đến kế hoạch tiêm chủng quốc gia của chúng ta mà còn đối với sự tin tưởng của người dân với vaccine Covid-19″, Bồ Đào Nha cảnh báo trong thư gửi các bộ trưởng hôm 6/4.
Một quan chức EU cho biết họ sẽ tiếp tục thảo luận trong các cuộc họp sau. EU đang triển khai chiến dịch tiêm chủng chậm do các vấn đề về nguồn cung và những lo ngại về AstraZeneca, làm gia tăng sự do dự của công chúng về vaccine. “Tạo ra chiến lược chung cho EU là điều cần thiết để ngăn chặn lan truyền thông tin sai lệch”, bức thư có đoạn viết.
Các nước EU đang khuyến nghị các giới hạn độ t.uổi khác nhau với vaccine AstraZeneca, mặc dù EMA không khuyến nghị như vậy vì chưa có đủ dữ liệu.
Đức chỉ sử dụng vaccine AstraZeneca cho người trên 60 t.uổi và các nhóm ưu tiên cao. Ủy ban vaccine của nước này khuyến nghị những người dưới 60 t.uổi đã tiêm mũi AstraZeneca đầu tiên nên tiêm loại khác cho liều thứ hai. Italy và Tây Ban Nha khuyến cáo chỉ sử dụng vaccine AstraZeneca cho người trên 60 t.uổi. Pháp và Bỉ chỉ tiêm vaccine cho người từ 55 t.uổi trở lên.