Tình trạng thiếu oxy hòa tan trong m.áu là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất của bệnh nhân Covid-19. Nhiều trường hợp diễn biến rất nhanh, khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn.
Độ bão hòa oxy trong m.áu là gì?
Khí oxy là một thành phần quan trọng giúp con người có thể duy trì sự sống. Khi chúng ta thở, oxy ở trong không khí sẽ đi vào phổi. Một thành phần rất quan trọng của m.áu là Hemoglobin (Hb) sẽ vận chuyển oxy từ phổi đến các nơi cần thiết trong cơ thể để đảm bảo sự sống.
Mỗi phân tử Hemoglobin (Hb) có thể kết hợp với 4 phân tử oxy. Phân tử Hemoglobin được gọi là bão hòa oxy khi nó đã kết hợp với cả 4 phân tử oxy.
Bài Viết Liên Quan
- Chỉ nhìn nhau có bị lây đau mắt đỏ không?
- Sử dụng thiết bị thở máy không hề đơn giản!
- Uống nước đá giải nhiệt nắng nóng cần thận sinh nhiều bệnh
Hemoglobin (Hb) sẽ vận chuyển oxy từ phổi đến các nơi cần thiết trong cơ thể để đảm bảo sự sống.
Độ bão hòa oxy trong m.áu được biểu thị bằng chỉ số SpO2 (Saturation of peripheral oxygen), cho biết tỷ lệ Hemoglobin có oxy trên tổng lượng Hemoglobin trong m.áu. Nếu tất cả các phân tử Hemoglobin trong m.áu đều gắn với oxy thì độ bão hòa oxy đạt 100%.
Chỉ số SpO2 được xem là một trong những dấu hiệu sinh tồn của cơ thể, bên cạnh các dấu hiệu như: nhiệt độ, mạch, nhịp thở và huyết áp. Khi m.áu bị thiếu oxy, các cơ quan như tim, gan, não… sẽ chịu tác động tiêu cực rất nhanh.
Hầu hết các phân tử Hb sẽ gắn với oxy khi chúng đi qua phổi. Một người khỏe mạnh bình thường khi thở ở không khí trên mực nước biển sẽ có độ bão hòa oxy động mạch là 95-100%.
– Nếu lượng oxy trong m.áu hòa tan ở khoảng 97-99%: oxy trong m.áu tốt.
– Nếu lượng oxy trong m.áu hòa tan ở khoảng 94-96%: oxy trong m.áu trung bình – cần cho thở thêm oxy.
– Nếu lượng oxy trong m.áu hòa tan ở khoảng 90-93%: oxy trong m.áu thấp – nên có y tá hoặc bác sĩ theo dõi hoặc đến bệnh viện gần nhất.
– Nếu SpO2 dưới 92% không thở oxy hoặc dưới 95% có thở oxy: đây là các dấu hiệu suy hô hấp rất nặng.
– Nếu độ bão hòa oxy thấp hơn 90%: đây là một cấp cứu trên lâm sàng.
Vì vậy, cần theo dõi chỉ số SpO2 thường xuyên để kịp thời can thiệp nếu xảy ra tình trạng nguy hiểm.
Hiện tại, để có thể đo nồng độ bão hòa oxy trong m.áu, chúng ta có thể sử dụng một số thiết bị đo chuyên dụng hoặc các loại đồng hồ thông minh, vòng đeo tay thông minh như Apple Watch 6, Oppo band, Huawei Band 6 hay Xiaomi Mi Band 6.
Những thiết bị này đều cho phép đo chỉ số SpO2 theo thời gian thực. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây chỉ là giải pháp mang ý nghĩa tham khảo chứ không thể thay thế các phác đồ điều trị. Các thiết bị đeo chỉ hỗ trợ người sử dụng có thể theo dõi tình trạng sức khỏe như một thông tin tham khảo, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo các chỉ định cũng như hướng dẫn của bác sĩ.
Nhiều bệnh nhân Covid-19 có chỉ số SpO2 đạt mức cao nhưng vẫn xuất hiện tình trạng khó thở
Trước đó, vào ngày 25/5, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết tại thời điểm hội chẩn, nhiều ca bệnh có chỉ số Sp02 (nồng độ oxy trong m.áu) vẫn 99% nhưng nhịp thở tăng lên, thể hiện khó thở tăng hơn bình thường nên đã chỉ định đặt oxy để trợ giúp.
“Nếu các thầy thuốc không để ý kỹ, không cảnh báo, chỉ nhìn lượng oxy thấy 99%, dễ chủ quan, trong khi thực tế lâm sàng bệnh nhân đã khó thở đến 22 lần”, PGS Khuê nói.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết nhiều bệnh nhân Covid-19 có chỉ số SpO2 đạt mức cao nhưng vẫn xuất hiện tình trạng khó thở.
Vì thế, phải làm sao để nhận ra nguy cơ diễn biến nhanh nhất, kịp thời can thiệp. Hiện các chuyên gia đang họp bàn để đưa ra các tiêu chí đ.ánh giá, ví dụ nhịp thở, nếu tăng lên 22 lần phải cảnh giác ngay, rồi nồng độ oxy trong m.áu, một số chỉ số lâm sàng khác, khi nhận thấy là phải xử lý ngay để tránh diễn biến nặng.
“Có thể bệnh nhân vẫn thấy khỏe nhưng các chỉ số đó có thay đổi, cảnh báo thì các bác sĩ phải chuyển trạng thái ngay, chuẩn bị sẵn các yếu tố như oxy, máy thở và các phương tiện cấp cứu hoặc chuyển bệnh nhân”, PGS Khuê nhấn mạnh.
Bệnh viện điều trị COVID-19, bệnh viện dã chiến ở TP.HCM cấp bách tìm máy thở, nguồn oxy
Số ca mắc COVID-19 tăng kéo theo tỉ lệ bệnh nhân chuyển nặng cũng nhiều lên, việc trang bị các thiết bị y tế để kịp thời cấp cứu, hồi sức cho bệnh nhân nguy kịch như máy thở, oxy, máy thở di động, khẩu trang N95, đồ bảo hộ… trở nên cấp bách.
Nhân viên y tế thăm khám sức khỏe cho bệnh nhân tại Bệnh viện điều trị COVID-19 Củ Chi – Ảnh: DUYÊN PHAN
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính hết ngày 17-7, TP.HCM có 27.668 trường hợp mắc COVID-19 đã được Bộ Y tế công bố.
Hiện thành phố đang phải điều trị cho 26.873 bệnh nhân dương tính mới. Sở Y tế phân cho 12 bệnh viện dã chiến với quy mô 34.500 giường. Tuy nhiên hiện nhiều bệnh viện không chỉ trong tình trạng quá tải mà thiếu một số trang thiết bị y tế.
Cần chi viện máy thở, oxy nhiều hơn
Bác sĩ Trần Chánh Xuân – giám đốc Bệnh viện điều trị COVID-19 Củ Chi – cho biết bệnh viện đang phải điều trị cho 700 trường hợp F0 từ nhẹ đến nặng. Bệnh viện chỉ có 20 máy monitor (thiết bị theo dõi tình trạng sức khỏe cho bệnh nhân), trong khi đó số giường cần máy này lên đến 100 máy.
“Những ngày qua bệnh viện thiếu máy thở di động nên phải mượn từ các đơn vị khác. Hiện tại chúng tôi cần thêm 2 máy thở di động nữa và 80 máy monitor” – bác sĩ Xuân nói.
Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, Th.S BS Phạm Thái Sơn – phó khoa nhiễm – thông tin hiện bệnh viện đang điều trị cho hơn 140 trường hợp F0 gồm cả người lớn và bệnh nhi. Bệnh viện cần thêm 10 máy thở nữa mới đáp ứng nhu cầu.
Còn bác sĩ Nguyễn Trần Nam – phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng thành phố, đồng thời phụ trách Bệnh viện dã chiến số 4 – cho hay bệnh viện chỉ có 2 máy thở, vẫn còn thiếu máy thở. Tại Bệnh viện dã chiến số 4, có hơn 4.000 người bệnh nhưng chưa được trang bị máy thở nào.
“Bệnh viện dã chiến phải trang bị thêm máy thở trong quá trình chờ đợi cho bệnh nhân lên tuyến trên, đồng thời cần nguồn oxy lớn, vì số lượng bệnh nhân nhiều, thời gian sắp tới dự báo lượng bệnh nhân nặng còn tăng”, bác sĩ Nam nói.
Bác sĩ Trần Thị Thúy Linh – khoa hô hấp Bệnh viện điều trị COVID-19 Gò Vấp – cho biết đang chăm sóc một số bệnh nhân có diễn biến nặng, phải thở oxy dòng cao (HFNC). Hiện bệnh viện này đang thiếu thuốc men, máy xét nghiệm cho bệnh nhân.
Các bác sĩ đang cấp cứu cho một bệnh nhân COVID-19 nguy kịch – Ảnh: Bệnh viện điều trị COVID-19 Củ Chi
Đồ bảo hộ chỉ còn đủ dùng trong 10-15 ngày
Cũng theo bác sĩ Nam, tại Bệnh viện dã chiến số 4, trang thiết bị phòng hộ cho nhân viên y tế dự trù chỉ còn đủ sử dụng trong 10-15 ngày tới. Nếu không được cung cấp thêm thì sau thời gian trên sẽ không còn đồ bảo hộ cho nhân viên y tế nữa.
Bác sĩ Chánh Xuân – Bệnh viện điều trị COVID-19 Củ Chi – cho hay bệnh viện cần 2 xe cứu thương để gửi mẫu và rất nhiều công việc khác, đồ bảo hộ cho nhân viên y tế…
Tương tự, bác sĩ Nguyễn Thành Tâm – trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện dã chiến thu dung và điều trị COVID-19 số 1 – chia sẻ hiện nay Bệnh viện dã chiến số 1 đang có khoảng 4.500 ca F0 không có triệu chứng, và có gần 250 y bác sĩ đang làm việc tại đây.
“Chúng tôi rất cần thêm xe cứu thương để việc vận chuyển bệnh nhân đúng giờ, không làm chậm quá trình cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân. Trung bình một ngày các bác sĩ phải dùng đến 4-5 chiếc khẩu trang, nếu được trang bị thêm chúng tôi sẽ an tâm hơn”, bác sĩ Tâm chia sẻ.
Đại diện Bệnh viện điều trị COVID-19 Cần Giờ chia sẻ bệnh viện đang điều trị cho khoảng 600 F0 có triệu chứng nhẹ. Huyện lại cách xa khu vực trung tâm đến 2 tiếng đồng hồ xe chạy, việc cấp cứu cho bệnh nhân phải hết sức quan tâm. Nhưng hiện nay bệnh viện chỉ có 1 chiếc xe cứu thương, không thể lắp đặt được hệ thống oxy nên rất vất vả trong quá trình vận chuyển bệnh nhân nặng cấp cứu.
Bác sĩ Phạm Gia Thế phụ trách Bệnh viện dã chiến số 3 phân tích: “Trong tình hình phức tạp như hiện nay, khi bệnh viện điều trị COVID-19 ở tầng trên hạn chế khả năng nhận bệnh, bệnh viện dã chiến sẽ phải tăng sức chiến đấu.
Các bệnh viện dã chiến sẽ xử lý bệnh tại chỗ nếu không kịp chuyển tuyến, do đó bệnh viện dã chiến sẽ cần đến các thiết bị y tế như máy chụp X-quang, điện tim, siêu âm, hệ thống xét nghiệm… Vấn đề quan tâm hiện nay nữa là tốc độ triển khai xét nghiệm RT-PCR cho bệnh nhân trước khi xuất viện vẫn còn chậm”.