Ê-kíp các bác sĩ Bệnh viện (BV) Phụ sản TP Cần Thơ vừa phẫu thuật cấp cứu thành công cho sản phụ 23 t.uổi (ngụ quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) bị t.iền sản giật nặng, trên nền giảm tiểu cầu.
Sản phụ đã vượt cạn thành công, mẹ tròn con vuông. Ảnh do BV cung cấp.
Chị L.T.T.N mang thai con so, t.uổi thai 39 tuần 5 ngày, bị tăng huyết áp, đến BV Phụ sản TP Cần Thơ thăm khám. Sản phụ có t.iền căn giảm tiểu cẩu từ năm 12 t.uổi. Bệnh nhân được thăm khám, thực hiện các cận lâm sàng cần thiết, theo dõi quá trình chuyển dạ. Sau 4 ngày nằm viện, đến ngày 18-10, sản phụ chuyển dạ, bác chỉ định truyền tiểu cầu và dự phòng dị ứng với chế phẩm tiểu cầu truyền vào. Ê-kíp bác sĩ các chuyên khoa sản phụ khoa, gây mê hồi sức, huyết học truyền m.áu, sơ sinh phối hợp thực hiện ca sinh, đón b.é t.rai cân nặng 3.660gram khỏe mạnh chào đời. Đồng thời, các bác sĩ tích cực hồi sức cho sản phụ, nhanh chóng dự phòng băng huyết sau sinh, cầm m.áu và ổn định hậu sản. Hiện tại tình trạng sức khỏe mẹ và bé ổn định.
Theo BS CKII Huỳnh Thanh Liêm, Trưởng khoa Sanh BV Phụ sản TP Cần Thơ: Giảm tiểu cầu là một trong những bệnh lý nguy hiểm đối với sản phụ, nhất là trong chuyển dạ. Những trường hợp này, cần sự phối hợp liên chuyên khoa để xử trí, tránh biến chứng c.hảy m.áu có thể gây băng huyết và đe dọa tính mạng sản phụ. Giảm tiểu cầu trong thai kỳ thường diễn ra thầm lặng, chỉ phát hiện qua các xét nghiệm sàng lọc. Đặc biệt, những trường hợp mắc bệnh giảm tiểu cầu trước khi mang thai, số lượng tiểu cầu thường không đảm bảo đủ cho cuộc sinh, nếu không nhận biết kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy, thai phụ cần tuân thủ lịch khám định kỳ để theo dõi sức khỏe và an toàn trong thai kỳ.
Tai biến vỡ tử cung khi mang thai
Một sản phụ 35 t.uổi từng bị vỡ tử cung khi mang thai đã được mổ đẻ an toàn tại Bệnh viện Phụ sản T.Ư (Hà Nội) sáng 8.8.
Bệnh nhân (BN) là sản phụ V.T.A.H (35 t.uổi, quê Hà Nam), được mổ đẻ, sinh con gái 2,8 kg. Ca mổ do PGS-TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản T.Ư, thực hiện.
Các bác sĩ cho hay BN nhập viện khi mang thai 26 tuần. Lúc này, BN có triệu chứng đau bụng rất nhiều, c.hảy m.áu, sốc mất m.áu. Tại Bệnh viện Phụ sản T.Ư, qua kết quả chẩn đoán hình ảnh, BN được phát hiện vỡ tử cung, c.hảy m.áu. Các bác sĩ đã hội chẩn nhanh, quyết định phẫu thuật khâu vết rách, bảo tồn tử cung, duy trì thai kỳ.
Theo PGS-TS Trần Danh Cường, vết rách dài 4 – 5 cm, ở mặt sau tử cung, rất khó phẫu thuật, vì phải lật tử cung ra để khâu. Việc lật đi lật lại khâu cũng gây cơn co tử cung, vỡ ối. Do đó, khâu bảo tồn tử cung, an toàn cho thai nhi là rất khó khăn. Sản phụ H. vỡ tử cung do có sẹo từ lần mổ lấy u xơ tử cung to hơn một năm trước, trước khi mang thai.
Sản phụ từng vỡ tử cung vừa sinh con khỏe mạnh khi thai nhi được 38 tuần t.uổi. Ảnh THU HƯƠNG
Kiểm soát nguy cơ tiếp tục vỡ tử cung
PGS Cường chia sẻ, sau mổ bảo tồn tử cung, giữ thai, BN được theo dõi chặt chẽ để kiểm soát tình trạng tái vỡ tử cung. Để kiểm soát nguy cơ này, sản phụ được truyền thuốc chống co bóp tử cung. Vì khi mang thai, tử cung có cơn co bóp tự nhiên. Các cơn co có thể làm vỡ tử cung.
Đặc biệt, theo PGS Cường, sau khi khâu bảo tồn tử cung, việc kéo dài thời gian thai nhi trong bụng mẹ là rất quan trọng. Mỗi ngày trong bụng mẹ, thai nhi tăng thêm 3% cơ hội được sống. Khả năng sống của em bé sau 32 tuần đã là 80%; đến tuần 34 sang tuần 35 thì đã được 95%. Với trường hợp này, em bé đã giữ được đến 38 tuần trong bụng mẹ là tương đương với các trường hợp mang thai bình thường.
“Giữ được t.uổi thai đến 38 tuần thì thực sự rất thành công. Việc này giúp em bé có hệ tuần hoàn và phổi được hoàn thiện, không có nguy cơ bị xẹp phổi do sinh non”, PGS Cường cho biết.
Ca hy hữu
PGS Cường đ.ánh giá trường hợp của sản phụ H. là ca hy hữu, vì các trường hợp vỡ tử cung khác, sản phụ đến viện khi thai nhi đã tuột ra khỏi tử cung vào ổ bụng, bong rau thai, nên mất tim thai, khi đó phải mổ lấy thai, khâu tử cung, đình thai nghén. Với sản phụ này, tử cung vỡ nhưng thai vẫn trong tử cung, không bong rau thai, nước ối còn nguyên. Đặc biệt tình trạng sốc của sản phụ không ảnh hưởng đến phát triển của thai nên thai còn sống. Đây là lần đầu tiên Bệnh viện Phụ sản T.Ư ghi nhận trường hợp này, trong hàng chục năm qua. “Sau mổ, sẹo tử cung tốt, BN vẫn có thể mang thai tiếp các lần sau”, PGS Cường cho hay.
Ông lưu ý: Với các ca mổ u xơ hiện không có khuyến cáo sau bao lâu nên mang thai. Tuy nhiên, mổ bóc u xơ tử cung sẽ có sẹo tử cung. Việc lấy u xơ tử cung giúp tăng khả năng mang thai nhưng cũng để lại sẹo lớn, sẹo cũng chính là chỗ yếu của tử cung, đặc biệt khi thai to, tử cung co bóp là nguy cơ gây vỡ tử cung. Các sản phụ mang thai khi đau bụng nên đến bệnh viện chuyên khoa để kịp thời được đ.ánh giá về tình trạng sức khỏe, kịp thời được phát hiện nếu có các biến cố nguy hiểm khi mang thai.