Cần biết: 9 tiêu chí cơ sở đảm bảo an toàn tiêm chủng vắc xin COVID-19

Theo Bộ Y tế, việc ban hành tiêu chí cơ sở an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 áp dụng cho toàn bộ các cơ sở thực hiện tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 nhằm góp phần bảo đảm an toàn tiêm chủng

Ngày 20/7, Bộ Y tế đã có qquyết định 3518/QĐ-BYT Ban hành Tiêu chí cơ sở an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

Trong văn bản do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký ban hành về Tiêu chí cơ sở an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 nêu rõ, mục tiêu chung nhằm góp phần nâng cao công tác an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên phạm vi toàn quốc.

Mục tiêu cụ thể nhằm cung cấp công cụ cho các cơ sở tiêm chủng tự kiểm tra, đ.ánh giá, rà soát, khắc phục các nguy cơ chưa an toàn. Cung cấp công cụ cho các cơ quan quản lý lập danh sách, kiểm tra, đ.ánh giá, giám sát các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn và theo dõi tình hình triển khai chiến dịch tiêm chủng.

Tiêu chí cơ sở an toàn tiêm chủng gồm 3 phần. Phần về thông tin hành chính, phần kết quả thực hiện tiêm chủng và phần các tiêu chí đ.ánh giá, bao gồm 9 tiêu chí. Các tiêu chí này đưa ra các yêu cầu cần chuẩn bị trước khi tiêm chủng, trong khi thực hiện tiêm chủng và theo dõi sau khi tiêm chủng.

Bài Viết Liên Quan

can biet 9 tieu chi co so dam bao an toan tiem chung vac xin covid 19 e5f 5902252

Tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho công nhân tại khu công nghiệp ở Bắc Giang

Để công tác đ.ánh giá được triển khai thuận tiện, nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu của chiến dịch có quy mô lớn và rộng khắp nên 9 tiêu chí này chỉ lựa chọn những nội dung mang tính cốt lõi mà cơ sở tiêm chủng cần thực hiện để bảo đảm công tác an toàn.

Các tiêu chí đ.ánh giá tính sẵn sàng và khả năng đáp ứng cho các cơ sở tiêm chủng theo từng tiểu mục. Mỗi tiểu mục chỉ đ.ánh giá đạt hoặc không đạt.

Trong ca tiêm chủng có ít nhất 1 nhân viên đã được tập huấn về cấp cứu ngừng tuần hoàn

Bộ Y tế lưu ý các tiêu chí có dấu sao (*) và tiểu mục có dấu sao (*) là các tiêu chí, tiểu mục bắt buộc phải đạt. Nếu có một tiểu mục dấu sao không đạt thì cơ sở xếp loại không an toàn và cần khẩn trương khắc phục ngay trước khi thực hiện tiêm.

Đơn cử là các tiêu chí và tiểu mục bắt buộc phải đạt: Bàn khám sàng lọc; Bàn tiêm; Khuyến khích có ít nhất 1 bàn tiêm có rèm che/vách ngăn bảo đảm quyền riêng tư cho người có nhu cầu.

Cơ sở tiêm chủng thoáng mát vào mùa hè, tránh gió lùa vào mùa đông. Chỗ ngồi và ghế ngồi theo dõi sau tiêm ít nhất 30 phút, bảo đảm giãn cách theo quy định phòng chống dịch tại thời điểm tổ chức tiêm chủng.

Có ít nhất 1 giường nằm và 2 cáng theo dõi dành cho người cần cho mỗi 100 lượt người tiêm; Phương tiện bảo quản, vận chuyển vắc xin bảo đảm chất lượng (tủ lạnh, kho lạnh…); Phương tiện khám sàng lọc: nhiệt kế, huyết áp kế, ống nghe; Phương tiện truyền thông: tờ rơi, áp phích; Phương tiện thu gom chất thải sau tiêm theo đúng quy định; Phương tiện làm sạch, khử khuẩn bề mặt theo đúng quy định.

Có in và đặt tờ hướng dẫn sử dụng vắc xin tóm tắt ngay tại bàn tiêm theo đúng loại vắc-xin được cấp trong buổi tiêm nhằm hạn chế nhầm lẫn về liều và cách pha vắc xin. Được tập huấn và biết điền đúng và điền đầy đủ thông tin theo quy định về vắc xin, bảo quản, sử dụng thuốc, vật tư, biểu mẫu, giấy tờ theo quy định…

Danh sách toàn bộ người tiêm bảo đảm có thông tin định danh cá nhân (CCCD, BHYT, CMND…); Nhân viên được tập huấn và có hướng dẫn cho người đi tiêm đọc, ký đầy đủ vào các giấy tờ theo quy định; Được tập huấn và biết sử dụng các phần mềm tiêm chủng theo quy định…

Áp dụng giải pháp công nghệ thông tin, cung cấp mẫu phiếu điện tử cho người đi tiêm kê khai trước; Đăng ký hẹn giờ đi tiêm, cấp số tự động theo các khung giờ…

Toàn bộ người thực hiện tiêm đã được tập huấn về tiêm vắc xin phòng COVID-19 (bao gồm khám sàng lọc trước tiêm, tổ chức buổi tiêm, theo dõi biến cố bất lợi sau tiêm và xử trí cấp cứu). Trong ca tiêm chủng có ít nhất 01 nhân viên đã được tập huấn về phát hiện và xử trí phản vệ; Trong ca tiêm chủng có ít nhất 01 nhân viên đã được tập huấn về cấp cứu ngừng tuần hoàn.

Toàn bộ nhân viên tham gia tiêm chủng đã xem đoạn phim ngắn ( video/clip) về hướng dẫn các bước tiêm chủng: khám sàng lọc, thực hành tiêm chuẩn, xử lý phản vệ sau tiêm…; Khuyến khích có ít nhất 01 nhân viên có kinh nghiệm vận chuyển cấp cứu thành công.

Có kiến thức và trả lời đúng cách phân loại đối tượng tiêm chủng theo 4 nhóm. Có kiến thức và biết khai thác đúng t.iền sử dị ứng, suy giảm miễn dịch, bệnh mạn tính, sử dụng thuốc… và các t.iền sử khác. Có kiến thức và thực hành đ.ánh giá đúng toàn trạng người tiêm chủng.

Có kiến thức và thực hành đúng chỉ định tiêm chủng. Được tập huấn và thực hành ghi chép đúng thông tin trong phiếu sàng lọc cho toàn bộ người tiêm chủng. Thực hiện sàng lọc trước tiêm chủng và phân loại, phân cấp tiêm đúng đối tượng
Phối hợp với cơ quan phụ trách cơ sở tiêm chủng sàng lọc sơ bộ, phân loại, lập danh sách người tiêm.

Cơ quan phụ trách tiêm chủng cung cấp danh sách đối tượng tiêm chủng phù hợp với năng lực chuyên môn của cơ sở tiêm. Cơ sở tiêm chủng thực hiện tiêm đúng đối tượng những người trong danh sách đã được phân công.

Mỗi bàn tiêm có hộp thuốc cấp cứu phản vệ, bảo đảm chất lượng và dự trữ tối thiểu 5 ống adrenalin

Trong hộp thuốc cấp cứu phản vệ luôn có sẵn 1 bơm tiêm có adrenalin 1mg/1ml (trong suốt thời gian tiêm).

Có sẵn ít nhất 2 lít (4 chai 500ml) dịch truyền NaCl 0,9% và đầy đủ phương tiện truyền dịch. Ô xy và đầy đủ dụng cụ thở ô xy; Bóng Ambu; Máy theo dõi, máy đo SpO2; Sẵn sàng cấp cứu người bệnh; Phác đồ xử trí phản vệ có sẵn, treo/dán trên tường ở vị trí dễ thấy hoặc trong hộp xử trí phản vệ.

Sẵn sàng phương án ứng phó khi có phản vệ; Đã diễn tập xử trí phản vệ sau tiêm vắc xin.

Đối với cơ sở tiêm chủng có khoa hồi sức tích cực: Phải luôn có nhân viên trực sẵn sàng cấp cứu.

can biet 9 tieu chi co so dam bao an toan tiem chung vac xin covid 19 1f2 5902252

Đối với cơ sở tiêm chủng khác không có khoa hồi sức tích cực: Có bệnh viện tuyến trên phụ trách cơ sở tiêm chủng, có xe cấp cứu (đầy đủ phương tiện cấp cứu cơ bản) thường trực tại bệnh viện, sẵn sàng đến cấp cứu người bệnh tại cơ sở tiêm chủng trong thời gian sớm nhất.

Đã diễn tập chuyển tuyến khi người tiêm có tình trạng cấp cứu.

Theo dõi sau tiêm chủng

Cung cấp “Phiếu hướng dẫn theo dõi sau tiêm chủng” cho mỗi người tiêm một phiếu ngay sau khi tiêm.

Toàn bộ người tiêm chủng ký xác nhận đã đọc đầy đủ “Phiếu hướng dẫn theo dõi sau tiêm chủng” và cam kết thực hiện theo đúng hướng dẫn. Cung cấp số điện thoại đường dây nóng, bệnh viện phụ trách cơ sở tiêm chủng để hỗ trợ cấp cứu để người được tiêm (người nhà) liên hệ khẩn cấp lúc cần thiết.

Chưa thể xác định đỉnh dịch ở TP.HCM

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn – trưởng bộ phận thường trực chống dịch của Bộ Y tế tại TP.HCM – cho biết như vậy khi trao đổi với báo chí ngày 16-7.

chua the xac dinh dinh dich o tphcm 507 5894972

Lực lượng chức năng thực thi nghiêm chỉnh chỉ thị 16 nhằm phòng chống dịch bệnh COVID-19 – Ảnh: DUYÊN PHAN

Ông Sơn cho rằng việc thực hiện chỉ thị 16 trên một địa bàn rộng lớn và phức tạp như TP.HCM sẽ còn nhiều khó khăn, phải chuẩn bị đầy đủ tất cả các phương án, kể cả việc kéo dài thời gian hoặc kéo dài một số nội dung của chỉ thị 16 để chống dịch đạt được hiệu quả. Ông Sơn nói:

– Qua theo dõi trong một tuần qua, chúng tôi nhận thấy các biện pháp của chính quyền, hệ thống chính trị những ngày gần đây càng được tăng cường mạnh mẽ, việc giãn cách đã được thực hiện nghiêm túc ở các địa bàn thuộc TP. Tôi hy vọng dịch sẽ giảm dần. Khi dịch giảm chúng tôi cũng đề nghị TP không nên dừng đột ngột chỉ thị 16, mà lui từng bước một rồi về trạng thái bình thường mới.

* Những ngày vừa qua, số ca mắc và t.ử v.ong ở TP.HCM tăng cao hơn nhiều địa phương khác. Những ngày tới, làm sao để giảm dần số ca mắc, số ca nặng?

– Chắc chắn số ca mắc sẽ không dừng ở đây, sẽ đi lên một thời gian nữa rồi mới ghìm xuống được, vì vừa rồi đã xét nghiệm sàng lọc ở những vùng nguy cơ cao và rất cao, nhưng phải sàng lọc một lần nữa bằng các test nhanh để phát hiện F0 càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, rất cần sự hỗ trợ và tăng cường về năng lực y tế, bởi giai đoạn này không chỉ là phát hiện, truy vết, phát hiện sớm, khoanh vùng dập dịch, mà chúng ta phải giảm thiểu nguy cơ của dịch, bằng cách tăng cường nguồn lực về thu dung, điều trị bệnh nhân, cũng như chuẩn bị nhân lực, trang thiết bị, vật tư. Đây là nhiệm vụ mà tôi cho là rất quan trọng với ngành y tế TP.HCM.

* Theo đ.ánh giá của ông, TP.HCM có đảm đương được trong tình hình số bệnh nhân sẽ còn tăng cao?

– Nếu tính phương án điều trị 30.000 bệnh nhân thì TP đáp ứng được, với điều kiện vẫn phải có sự hỗ trợ về nhân lực, trang thiết bị vật tư. TP cũng đã chủ động xây dựng phương án ghi nhận đến 100.000 bệnh nhân, lúc đó thì sẽ khó khăn. Trong điều kiện đó trung ương cũng phải có biện pháp cụ thể hỗ trợ TP.HCM.

* Theo ông, các tỉnh phía Nam hiện đã ở đỉnh dịch hay chưa, khi con số những ngày gần đây đều rất cao?

– Số ca mắc đang leo thang, nhưng nếu đ.ánh giá đã ở đỉnh hay chưa thì phải vài ngày tới chứ hiện chưa thể nói được, vì dịch còn phức tạp.

* Những ngày gần đây số bệnh nhân nặng tăng cao, có cảm giác như ngành y tế đang căng mình chống dịch. Ông thấy ngành y tế còn “chịu đựng” được?

– Ngành y tế ở TP.HCM đã vào cuộc rất tích cực. Đã xây dựng bệnh viện hồi sức 1.000 giường với 100 máy thở, một số bệnh viện đã bố trí thêm 200 giường hồi sức/bệnh viện. Vì thế trong thời gian sắp tới tôi cho là vẫn đang đảm đương được. Các trường hợp t.ử v.ong ở TP.HCM, cũng như ở các địa phương khác, đa số là bệnh nhân cao t.uổi, có bệnh nền, bệnh lý ác tính.

Chúng ta đang tập trung năng lực y tế để điều trị cho người bệnh, theo hướng khi họ bắt đầu có triệu chứng thì không để họ trở nặng, khi bệnh trở nặng thì cố gắng không để phải lên hồi sức và khi đã lên hồi sức thì cố gắng không để t.ử v.ong.

Người dân cần chấp hành nghiêm chỉ thị 16

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho hay trước đây việc xác định F0 áp dụng theo tiêu chuẩn RT-PCR nhưng mất quá nhiều thời gian nên phải chuyển hướng sử dụng test nhanh, “quét qua quét lại” khu vực nguy cơ cao để có thể tìm ra F0 và truy vết nhanh nhất.

Theo ông Sơn, số ca COVID-19 của TP.HCM được phát hiện tăng cao những ngày qua, chứng tỏ hiệu quả của các biện pháp truy vết, cách ly, khoanh vùng đang đi đúng hướng. “Người dân nên tin tưởng vào sự nỗ lực của Chính phủ, Bộ Y tế, lãnh đạo TP.HCM trong tình hình hiện nay. Hãy cùng đồng lòng, chung tay bằng cách chấp hành đúng, nghiêm chỉnh khuyến cáo trong thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, cũng như quy định của chỉ thị 16” – ông Sơn nói.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *