Nhiều lần đang chơi, b.é g.ái N.T.K.T. (13 t.uổi) bỗng nhiên ngã lăn ra, co quắp tay chân.
Bệnh nhi N.T.K.T năm nay 13 t.uổi, sống ở Bắc Giang. Cách đây 2 năm, trẻ bị tê bì chân tay, khó đi lại. Nhiều khi đang chơi, T. đột nhiên lăn ra co quắp tay chân.
Đi khám ở bệnh viện địa phương, T. được chẩn đoán là thiếu canxi, nhưng điều trị suốt 2 năm không đỡ. Sau đó, em được phát hiện mắc u ở tiểu khung phúc mạc, chèn ép dây thần kinh. Gia đình đưa con đi điều trị ở nhiều nơi nhưng không đem lại kết quả.
Anh Nguyễn Thế Thủy (30 t.uổi), bố của T. cho biết: “Đang chơi, đang đi, con lăn ra co quắp tay chân, thầy cúng báo T. bị ma làm. Gia đình đưa con đến Thanh Hoá chữa nhưng không khỏi, hết 100 triệu…”.
Bố mẹ cháu tiếp tục đưa con xuống một bệnh viện tư nhân ở Hà Nội, chi phí mổ dự kiến quá cao, nằm ngoài khả năng chi trả của gia đình. Bé được chuyển sang một bệnh viện khác ở Hà Nội, nhưng đang phẫu thuật thì c.hảy m.áu quá nhiều, nguy cơ biến chứng, t.ử v.ong cao nên các bác sĩ đóng vết mổ. Đi rất nhiều nơi, làm rất nhiều cách vẫn không chữa bệnh được cho con, gia đình bắt đ.ầu r.ơi vào tuyệt vọng.
Tại Bệnh viện Nhi trung ương, T. được thăm khám, làm các xét nghiệm và được xác định có khối u lớn ở tiểu khung sau phúc mạc. Khối u xâm lấn, chèn ép tĩnh mạch chậu trong và chậu ngoài, khiến niệu quản bị đẩy lồi từ bên phải sang bên trái, một phần niệu quản nằm dưới vỏ u.
Bệnh nhi được làm sinh thiết kim cho kết quả là u lành tính, nhưng sau nhiều lần hội chẩn các chuyên khoa, hội đồng vẫn quyết định chuyển bệnh phẩm sang Mỹ. Kết quả từ Mỹ gửi về cho thấy khối u của trẻ lành tính. Các bác sĩ quyết định tiến hành mổ để cứu cháu bé.
Ca mổ dưới sự chỉ đạo của PGS.TS Phạm Duy Hiền, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương và BSCKII Vũ Mạnh Hoàn, Trưởng khoa Ngoại Gan – Mật – Tuỵ, Trung tâm Ngoại tổng hợp trực tiếp phẫu thuật. Dù dự kiến đây là ca phẫu thuật khó, nhiều nguy cơ, nhưng sau 5 tiếng đồng hồ, khối u được cắt bỏ thành công. Hiện tại, bé T. đã hoàn toàn hồi phục sức khỏe.
“Sức khỏe cháu bé đã ổn định. Kỉ niệm làm tôi nhớ nhất đó là 2 bố con người dân tộc vô cùng chân thật, tình cảm và thật thà. Bố cháu bé xuống cảm ơn bác sĩ bằng chai rượu và túi lạc. Món quà đạm bạc, các bác sĩ thấy xúc động vô cùng”, BSCKII Hoàn vui vẻ kể lại.
B.é g.ái uống nhầm xăng trong chai nước ngọt
B.é g.ái 1 t.uổi phải vào bệnh viện cấp cứu vì uống nhầm xăng trong chai nước ngọt ở tủ lạnh.
BS CK2 Vũ Hiệp Phát, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM), cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận, điều trị b.é g.ái hơn 1 t.uổi uống nhầm xăng vì tưởng nước ngọt.
Theo đó, bé được đưa vào bệnh viện địa phương cấp cứu với chẩn đoán viêm phổi do xăng trước khi chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng 2.
Khai thác bệnh sử, người nhà cho biết chai nước ngọt chứa xăng không rõ đã đặt vào tủ lạnh khi nào, đến khi b.é g.ái uống thì người nhà mới phát hiện. Vừa nuốt ngụm xăng, lập tức bé bị sặc và được đưa vào bệnh viện gần nhà để cứu chữa.
Bác sĩ Phát cho biết các trường hợp khi uống nhầm xăng đều bị sặc, nôn ói, suy hô hấp. Bởi sau khi uống, xăng lan rộng vào các phế nang, mao mạch phổi khiến phổi viêm, đông đặc và không thể thông khí. Từ đó, nạn nhân sẽ thiếu oxy trầm trọng, thậm chí có nguy cơ t.ử v.ong.
Bác sĩ lưu ý các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên chiết xăng ra các chai lọ có nhãn mác nước giải khát thường dùng. Đây không chỉ là nguyên nhân dễ dẫn đến các tai nạn cháy nổ mà còn dễ gây nhầm lẫn thành đồ uống cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Đặc biệt tiềm ẩn nhiều nguy hại với gia đình có con nhỏ, khi không may để gần tầm tay, tầm mắt của trẻ.