Ngày 22-7, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cho biết, các bác sĩ đã kích hoạt phối hợp phẫu thuật cấp cứu cho một nam bệnh nhân mắc COVID-19, bị thủng dạ dày.
Chủ tịch Nguyễn Thành Phong kiểm tra công tác điều phối cấp cứu bệnh nhân mắc COVID-19 nặng 12 giờ qua, cả nước có 2.180 ca mắc COVID-19, 380 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh TP.HCM có thêm trung tâm điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 nặng
Bài Viết Liên Quan
- 3 cách dỗ trẻ ngủ phổ biến nhất, cách thứ 2 dễ khiến trẻ bị ảnh hưởng răng miệng
- B.ị h.oại t.ử lưng vì đi giác hơi
- Số ca mắc bệnh liên quan tới t.huốc l.á điện tử vẫn gia tăng tại Mỹ
Phòng mổ dã chiến kích hoạt phẫu thuật cấp cứu bệnh nhân thủng dạ dày tại Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ – Ảnh: BV cung cấp
Trước đó, vào 20h ngày 22-7, nhận được tin báo một bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Cần Thơ bị đau bụng dữ dội, tình trạng chướng bụng… cần được phẫu thuật cấp cứu.
Ban giám đốc bệnh viện yêu cầu kích hoạt phòng mổ dã chiến tại khu vực cách ly thuộc khoa Truyền nhiễm sẵn sàng. Bệnh nhân T.V.H. (66 t.uổi) đã được chuyển đến phòng mổ.
Kết quả hội chẩn liên viện giữa hai bệnh viện chẩn đoán bệnh nhân bị viêm phúc mạc do thủng tạng rỗng (thủng dạ dày), có biến chứng sốc n.hiễm t.rùng.
Khi chuẩn bị đưa vào khu hồi sức, bệnh nhân đột ngột suy hô hấp. Ê kíp Hồi sức cấp cứu đã đặt nội khí quản, hồi sức tích cực và chuyển khẩn cấp bệnh nhân lên phòng mổ dã chiến.
Ê kíp phẫu thuật gồm khoa Ngoại tổng hợp, khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức đã phẫu thuật khâu lỗ thủng dạ dày và đặt ống dẫn lưu cho bệnh nhân. Phẫu thuật kết thúc sau hơn 3 giờ, với sự theo dõi giám sát qua camera của lãnh đạo bệnh viện và các bác sĩ.
Ngày 23-7, bệnh nhân đang tiếp tục được theo dõi tại khu vực hậu phẫu phòng mổ dã chiến.
Việc người bệnh COVID-19 dương tính mắc các bệnh lý nền với những biến chứng phức tạp hoặc mắc các bệnh cấp tính kèm theo cần phải thực hiện các can thiệp cấp cứu đã được Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ chuẩn bị sẵn sàng.
Bệnh viện được phân công là bệnh viện tuyến cuối của thành phố để phẫu thuật, điều trị các trường hợp bệnh nhân COVID-19 có bệnh lý nền, diễn biến nặng, bệnh nhân cần phẫu thuật.
Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ còn là đơn vị cử các ê kíp bác sĩ chuyên khoa đến các Bệnh viện Dã chiến, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Cần Thơ nơi điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 để hỗ trợ điều trị chuyên khoa sâu khi có yêu cầu.
Phẫu thuật thành công bướu tuyến giáp “khổng lồ”
Thầy thuốc Bệnh viện Nội tiết Nghệ An vừa phẫu thuật thành công bướu tuyến giáp “khổng lồ” cho 2 bệnh nhân lớn t.uổi.
Bác sĩ kiểm tra khối u của bà Quỳnh (79 t.uổi) trước khi phẫu thuật
Bà Vi Thị Quỳnh, 79 t.uổi, ở Bản Vạn, xã Bắc Bơn, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An), mắc bệnh bướu cổ cách đây 20 năm, nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên không đi đến bệnh viện để thăm khám và điều trị.
Thời gian gần đây, khối u ở tuyến giáp ngày càng to ra, chèn ép gây khó thở, nuốt đau, kích thích ho… không chịu được nên bệnh nhân Quỳnh ra bệnh viện huyện khám và được chuyển đến Bệnh viện Nội tiết Nghệ An để khám và điều trị.
Sau khi thăm khám, thực hiện các cận lâm sàng cần thiết, qua siêu âm và chụp CT Scaner cho thấy: hai thùy kích thước rất lớn, có nhiều khối tỷ trọng hỗn hợp, một vài khối trong có vôi hóa, các khối phát triển lan rộng ra xung quanh gây đè dây thanh và các cấu trúc lân cận, phát triển sâu xuống trung thất, vượt qua đường nối giữa hai khớp ức đòn khoảng 2,5 cm, thùy phải có khối hỗn hợp âm, khối lớn kích thước 7,2 x 4,7 cm; thùy trái có nhiều khối hỗn hợp bờ đều, khối lớn kích thước 5,8 x 3,7cm.
Thầy thuốc kết luận, bà Quỳnh bị bướu “khổng lồ” đa nhân- không độc, và được chỉ định mổ cắt khối u tuyến giáp.
Khối u khối phát triển lan rộng ra xung quanh gây đè dây thanh, phát triển sâu xuống trung thất, vượt qua đường nối giữa hai khớp ức đòn khoảng 2,5 cm
“Xác định đây là một ca phẫu thuật khó, vì bệnh nhân đã lớn t.uổi, cộng với khối u có kích thước lớn chèn ép gây nhuyễn khí quản và đè đẩy khí quản dẫn đến khó khăn trong gây mê và quá trình hậu phẫu. Bên cạnh đó trong khối u “khổng lồ” có rất nhiều mạch m.áu tăng sinh lớn gấp 4 – 5 lần so với mạch m.áu của khối u bình thường nên trong quá trình phẫu thuật dễ làm tổn thương mạch m.áu lớn xẩy ra mất m.áu rách thực quản; khối u “khổng lồ” chèn ép gây biến dạng cấu trúc giải phẫu nên sẽ gây khó khăn trong quá trình phẫu thuật, BS CKII Nguyễn Thanh Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Nghệ An, phẫu thuật viên chính của ca mổ nói.
Được biết, đây là kỹ thuật phẫu thuật rất khó vì vậy để thực hiện thành công ca phẫu thuật khối u “khổng lồ” này đòi hỏi bác sĩ phẫu thuật phải có trình độ chuyên môn sâu, có kinh nghiệm về phẫu thuật tuyến giáp.
BS CKII Nguyễn Thanh Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Nghệ An, tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân
Trong quá trình phẫu thuật, thầy thuốc đã tiến hành giải phóng các khối cơ xung quang để bộc lộ khối u, đồng thời khéo léo xử lý tránh gây tổn thương các mạch m.áu lớn.
Do đã tiên lượng trước việc mất m.áu nên trong quá trình phẫu thuật các bác sĩ đã truyền bổ sung cho bà Quỳnh 700 ml khối hồng cầu.
Sau 3 giờ đồng hồ, ca phẫu thuật được thực hiện thành công.
1 ngày sau phẫu thuật, tình trạng sức khỏe của bà Quỳnh đã phục hồi, các dấu hiệu sinh tồn ổn định, tình trạng khó thở, kích thích ho giảm đáng kể, bệnh nhân và gia đình rất vui mừng.
2 khối u của bệnh nhân Quỳnh được các bác sĩ phẫu thuật lấy ra
Tương tự, bà Trịnh Thị Hiền 75 t.uổi, ở thôn 21 xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, vào nhập viện trong tình trạng cổ to nuốt vưỡng và khoa thở.
Các bác sĩ đã tiến hành thăm khám và kết luận bà Hiền bị bướu giáp đa nhân, khối u đẩy lệch khí quản sang phải kích thước khoảng 5,1 x 5,9 x 8,5 cm.
Đồng thời bệnh nhân bị tăng huyết áp vô căn.
Thầy thuốc đã hội chẩn và chỉ định phẫu thuật để lấy khối u.
Sau phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân đã hồi phục, chỉ số sinh tồn ổn định và chuẩn bị được xuất viện.
Bác sĩ kiểm tra khối u của bệnh nhân Trịnh Thị Hiền (75 t.uổi) trước khi phẫu thuật
Theo thống kê, mỗi năm Bệnh viện Nội tiết Nghệ An phẫu thuật khoảng 1.800 – 2.000 bệnh nhân bướu tuyến giáp các loại, trong đó có nhiều bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp.
Ngoài việc phẫu thuật tuyến giáp bằng các kỹ thuật thông thường, năm 2019, Bệnh viện Nội Tiết Nghệ An đã triển khai phương pháp dùng sóng cao tần để đốt u tuyến giáp.
Và đây là bệnh viện đầu tiên trong khu vực Bắc Trung bộ triển khai phương pháp này để điều trị cho bệnh nhân bị u tuyến giáp.
Để triển khai thành công phương pháp này, Bệnh viện Nội tiết Nghệ An đã cử cán bộ ra đào tạo tại các bệnh viện lớn trong và ngoài nước như: Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ, Ung bướu TP Hồ Chí minh và Hà Quốc …, đồng thời đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị hiện đại, sửa sang cơ sở vật chất.
Sau đó mời các chuyên gia đầu ngành của Bệnh viện Bạch Mai về trực tiếp về giám sát trực tiếp chuyển giao bằng hình thức cầm tay chỉ việc cho thầy thuốc tại bệnh viện.
BS CKII Nguyễn Thanh Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Nghệ An kiểm tra bệnh nhân sau phẫu thuật
Sau hơn 1 năm triển khai, Bệnh viện Nội tiết Nghệ An đã điều trị bằng sóng cao tần cho gần 300 bệnh nhân, không có trường hợp nào có biến chứng, phương pháp này có tính thẩm mỹ sau điều trị được người bệnh ghi nhận và đ.ánh giá cao, từ đó lan tỏa trong cộng đồng, uy tín của bệnh viện ngày càng được nâng lên rõ rệt.
Với đặc tính thẩm mỹ cao là không để lại sẹo sau điều trị, nên hầu hết bệnh nhân bị u tuyến giáp đều tìm hiểu rất kỹ và lựa chọn phương pháp điều trị u tuyến giáp bằng sóng cao
UBND tỉnh Nghệ An đã có Quyết định số 1405/QĐ-UBND, do TS. BS CKII Bùi Đình Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký công nhận phương pháp điều trị bệnh lý nhân tuyến giáp bằng sóng cao tần của Bệnh viện Nội tiết Nghệ An là sáng kiến cấp tỉnh đợt I, năm 2020.
Nhằm hạn chế các trường hợp bướu cổ và phát hiện sớm các loại bệnh tuyến giáp khác, người dân có thể áp dụng các cách sau: Sử dụng i ốt đúng cách: i ốt là nguyên liệu chính trong việc sản xuất hormon tuyến giáp, cho nên cần đảm bảo cung cấp đầy đủ i ốt cho cơ thể bằng cách ăn các thức ăn giàu i ốt như: thuỷ hải sản, rau trái cây có màu sậm, nước mắm.
Trong đó việc sử dụng muối i ốt là cách đơn giản dễ thực hiện để làm giảm nguy cơ thiếu i ốt. Đến ngay các cở sở y tế gần nhất khi có các biểu hiện bệnh để phát hiện sớm bệnh.
Tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ và thăm khám định kỳ để có thể điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp.