Giới khoa học Ấn Độ phát hiện ra một di chứng bất thường mới gây ảnh hưởng tới những người từng mắc Covid-19 tại Ấn Độ – các ổ “áp xe” gan.
Bài Viết Liên Quan
- Hỏi đáp vắc xin Covid-19: Mũi một Moderna, mũi 2 Pfizer có tăng nguy cơ?
- Cách nạp carb cho runner trước giải chạy
- Cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ
Nhiều bệnh nhân Covid-19 ở Ấn Độ đã chịu nhiều di chứng nguy hiểm sau khi được chữa khỏi bệnh (Ảnh minh họa: Reuters).
NDTV dẫn một báo cáo của bệnh viện Sir Ganga Ram ở New Delhi cho hay, cơ sở y tế này đã ghi nhận trường hợp các bệnh nhân khỏi Covid-19 do được điều trị bằng steroid, đã phát triển những ổ “áp xe” lớn và nhiều bất thường tại gan.
“Áp xe” là thuật ngữ chỉ các viêm nhiễm tích tụ thành một khối mềm, chứa đầy mủ cấu tạo từ vi khuẩn, xác bạch cầu… “Áp xe” gan là bệnh thường gây ra bởi ký sinh trùng Entamoeba histolytica lây truyền qua thức ăn và nước bị ô nhiễm.
“Trong làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2 từ tháng 4-5, một số bệnh nhân Covid-19 đã có những biểu hiện bất thường. Lần đầu tiên trong 2 tháng qua, chúng tôi đã chứng kiến các khối “áp xe” gan lớn và nhiều bất thường ở 14 bệnh nhân sau khi được trị khỏi Covid-19″, giáo sư Anil Arora của bệnh viện Sir Ganga Ram, cho biết.
Giáo sư Anil Arora cũng từ bệnh viện Sir Ganga Ram cho biết, các bệnh nhân mà họ nhận điều trị trải từ 28-74 t.uổi. Toàn bộ họ đều bị sốt và đau bụng trên và nhiều bệnh nhân có những ổ “áp xe” lớn một cách bất thường, với ổ to nhất có kích cỡ 19 cm.
Ông Arora nhận định rằng, tình trạng bị ức chế miễn dịch do nhiễm SARS-CoV-2 cùng với việc sử dụng steroid để điều trị Covid-19 và sự chậm trễ trong điều trị ở những bệnh nhân đang hồi phục sau Covid-19 có thể dẫn đến sự phát triển của nhiều “áp xe” lớn ở gan.
Bác sĩ Praveen Sharma, từ bệnh viện Sir Ganga Ram cho hay, trong đại dịch hiện nay, nếu bệnh nhân khỏi Covid-19 có triệu chứng như sốt và đau ở bụng bên phải, các bác sĩ cần có biện pháp can thiệp kịp thời dưới hình thức chẩn đoán sớm để điều trị y tế hiệu quả cho bệnh nhân.
Steroid là một phương thuốc chữa trị phổ biến với các bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch ở Ấn Độ trong làn sóng lây nhiễm thứ 2. Tuy nhiên, di chứng hậu điều trị do loại thuốc này gây ra cũng khá nghiêm trọng. Một trong những di chứng nặng nhất là bệnh “nấm đen”. Ấn Độ hiện có 45.000 ca mắc bệnh này và 4.200 người đã t.ử v.ong.
Người đeo mắt kính có nguy cơ bị lây Covid-19 thấp hơn 3 lần
Những người đeo mắt kính có nguy cơ bị nhiễm Covid-19 thấp hơn 3 lần so với người không mang kính. Điều này là do virus SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm khi mầm bệnh tiếp xúc với mắt.
Các nhà nghiên cứu Ấn Độ phát hiện những người đeo kính thường xuyên có nguy cơ mắc Covid-19 thấp hơn 2 đến 3 lần – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Virus SARS-CoV-2 thường lây nhiễm qua tiếp xúc. Nếu tay có mầm bệnh và dụi vào mắt thì virus có thể lây nhiễm vào người.
Do đó, nhóm nghiên cứu tin rằng một trong những nguyên nhân khiến người mang mắt kính ít có nguy cơ nhiễm Covid-19 là họ thường ít dụi mắt hơn, theo The Independent.
Tin tổng hợp dịch Covid-19 ngày 23.2: Thêm 9 ca bệnh, hàng triệu học sinh chưa thể quay lại trường
Nghiên cứu do các nhà khoa học tại Ấn Độ thực hiện. Họ đã theo dõi 304 bệnh nhân tại một bệnh viện ở miền bắc Ấn Độ trong 2 tuần. Thời điểm nghiên cứu là vào mùa hè năm 2020. Tất cả đều có độ t.uổi từ 10 đến 80, 19% trong số họ đeo kính gần như cả ngày.
Nhóm phát hiện trung bình mỗi giờ, một người sẽ chạm vào mặt 23 lần, chạm vào mắt 3 lần.
“Bệnh lây nhiễm khi chạm tay vào mũi, miệng và mắt. Việc chạm vào mũi và miệng sẽ giảm đáng kể khi chúng ta đeo khẩu trang đúng cách. Nhưng đeo khẩu trang lại không thể bảo vệ mắt”, nhà khoa học Amit Kumar Saxena, trưởng nhóm nghiên cứu, giải thích.
Hành động dụi hay chạm tay vào mắt có thể là con đường chủ yếu lây nhiễm bệnh. Nguy cơ mắc Covid-19 ở nhóm người đeo kính ít hơn từ 2 đến 3 lần so với nhóm người không đeo kính, ông Saxena giải thích thêm.
Trước đây, các bác sĩ đã khuyến cáo mọi người nên chuyển từ đeo kính áp tròng sang kính có gọng. Việc này có thể giúp giảm nguy cơ bị nhiễm Covid-19 do lây truyền mầm bệnh từ tay sang mắt, theo The Independent .