GĐXH – Những loại rau không phải ai cũng biết ăn như rau sam, rau càng cua, rau tầm bốp… lại có hàm lượng dinh dưỡng cao và giá trị phòng bệnh tuyệt vời.
Ăn xoài theo cách này sẽ tốt nhất, bạn có thể vô tư ăn mà không bị tăng cân
GĐXH – Ăn xoài không gây tăng cân, nhưng ăn bất cứ thứ gì dư thừa đều dẫn đến tăng cân. Vì vậy, ăn xoài có bị tăng cân hay không hoàn toàn phụ thuộc vào lượng calo hấp thụ trong một ngày chứ không chỉ là một quả xoài.
Rau sam
Ảnh minh họa
Trong khi nhiều người Việt chỉ xem rau sam là cỏ dại, tự mọc ven đường thì ở nhiều nước trên thế giới, rau sam được đánh giá cao, thậm chí còn được coi là vị thuốc quý, có thể dùng để điều trị nhiều bệnh.
Hầu như tất cả các bộ phận của rau sam đều có thể được sử dụng làm thuốc, bao gồm thân, lá, hoa, chồi, hạt và nhựa cây. Trong thời Đế chế La Mã, rau sam được sử dụng như một phương thuốc chữa đau đầu, viêm nhiễm, rối loạn bàng quang, kiết lỵ và bệnh trĩ.
Trong y học Ayurveda, hệ thống y học cổ truyền của Ấn Độ, rau sam được sử dụng để điều trị chứng khó tiêu, loét, phù nề, bệnh về mắt và hen suyễn. Ở Trung Đông, nó cũng được sử dụng để ngăn ngừa bệnh còi, đẩy lùi giun, hạ sốt và điều trị các bệnh ngoài da. Y học cổ truyền Trung Quốc còn xem rau sam là một “vị thuốc trường thọ” với công dụng chữa trị được nhiều bệnh.
Và thực tế đến nay, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rau sam rất giàu dinh dưỡng và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
Rau càng cua
Ảnh minh họa
Ở Việt Nam, rau càng cua thường mọc dại, nhiều người chưa biết ăn và không biết tới. Tuy nhiên, nhiều nước trên thế giới xem rau càng cua là “thần dược” vì nó có khả năng trị nhiều loại bệnh.
Ở Philippines, người ta dùng lá càng cua đắp để điều trị ung nhọt và vết loét. Người dân Trung Quốc và Brazil dùng nước ép rau càng cua để trị bệnh viêm kết mạc. Người Java lại dùng loại rau này để trị sốt rét, đau đầu…
Thành phần dinh dưỡng của rau càng cua gồm: 92% là nước cùng 8% là các vitamin, khoáng chất như: beta caroten (tiền vitamin A), sắt, kali, magie, vitamin C…
Trong Đông y, rau càng cua có vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tan máu ứ, kháng viêm, giảm đau, hạ nhiệt…
Theo chuyên gia y tế, rau càng cua thường được sử dụng để điều trị các bệnh về đường hô hấp. Với công dụng chống viêm, giảm đau, rau càng cua có thể được dùng trị sốt, ho, đau đầu, cảm lạnh, viêm khớp. Ăn rau càng cua có thể hỗ trợ trong việc điều chỉnh và cân bằng axit uric trong máu cũng như giúp phòng ngừa bệnh gout.
Rau tầm bóp
Ảnh minh họa
Tầm bóp là một loại cây mọc hoang khắp các cánh đồng, bãi đất hoang hoặc các sườn đồi. Thời chiến tranh, tầm bóp là loại rau “cứu đói” cho bộ đội và người dân. Sau đó, người dân trên các vùng núi như Mộc Châu gom hạt giống và gieo trồng như một loại rau.
Theo Đông y, quả tầm bóp vị chua, tính bình tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm… vì thế nó còn được dùng như một vị thuốc Nam.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Viện khảo cứu các hợp chất thiên nhiên được đăng trên tạp chí “Life Sciences” đã chỉ ra hoạt tính chống ung thư của cây tầm bóp.
Cụ thể, theo nghiên cứu này, các dịch chiết cây tầm bóp có hoạt tính chống ung thư gan trên các dòng tế bào Hep G2, Hep 3B, PLC/PRF/5. Hoạt tính này gây ra hiện tượng tế bào tự hủy (apoptosis) phối hợp với những rối loạn chức năng của các ty thể nơi màng tế bào ung thư.
Tại Nhật Bản, rau tầm bóp được bán với mức giá tương đương 700.000 đồng/kg ở nhiều siêu thị.
Rau hẹ
Ảnh minh họa
Đối với người Nhật, lá hẹ là loại rau lành mạnh, giúp tăng cường sức khoẻ rất tốt. Trong Đông y, rau hẹ có vị cay, hơi chua, tính ấm, được mệnh danh là rau của thận, tốt cho “cánh mày râu” trong chuyện sinh lý. Nhờ chứa hợp chất chống viêm mạnh hơn cả thuốc kháng sinh mà rau hẹ có thể sử dụng như một thực phẩm hàng ngày để trị viêm nhiễm phụ khoa cho phụ nữ.
Lá hẹ cũng chứa nhiều vitamin và chất xơ thô, có tác dụng trong việc cải thiện nhu động đường tiêu hóa, trị táo bón, ngăn ngừa ung thư ruột kết. Đồng thời, lá hẹ có công dụng làm tan huyết ứ, thúc đẩy tuần hoàn máu và giải độc. Thường xuyên sử dụng lá hẹ vào mùa đông, xuân có thể giúp xua tan cảm lạnh, tăng cường thể lực, thúc đẩy tuần hoàn máu, tránh được tình trạng thiếu dương khí.
Rau dền
Ảnh minh họa
Đây là một loại rau yêu thích của người Nhật trong mâm cơm hàng ngày. Trong Đông y, rau dền có vị ngọt, tính lạnh, không độc.
Sở dĩ loại rau này được gọi là “rau trường thọ” là vì chứa rất nhiều chất xơ, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ ruột và dạ dày, giữ ẩm cho ruột và đảm bảo nhu động ruột diễn ra trơn tru.
Rau dền là một trong những loại rau có hàm lượng chất sắt cao nhất trong các loại rau tươi. Hàm lượng sắt lớn trong rau dền giúp gia tăng lượng hemoglobin và tế bào hồng cầu. Chính vì thế đây là thực phẩm rất có lợi cho bệnh nhân thiếu máu.
Ngoài ra loại rau này rất giàu canxi – nhóm canxi thuộc loại cơ thể dễ dàng hấp thụ, có thể đóng một vai trò làm chất xúc tác trong sự phát triển của răng và xương, duy trì hoạt động bình thường của tim, ngăn chặn chuột rút ở các vùng cơ bắp. Bên cạnh đó rau dền chứa carotene cao hơn hơn 2 lần so với các loại quả hạt, có thể cung cấp các chất dinh dưỡng phong phú cho cơ thể, đem lợi ích cho sức khỏe thể chất.
Với những đặc điểm nổi bật về dĩnh dưỡng, rau dền vẫn được ưu ái gọi là thực phẩm tăng cường tuổi thọ.
Rau khoai lang
Ảnh minh họa
Người Nhật đặc biệt ưa thích rau khoai lang. Ở đất nước này, rau khoai lang được bán giá rất đắt và được bình chọn là “rau sống thọ” bởi nguồn dinh dưỡng quý giá mà chúng sở hữu. Loại rau này được xem là kho tàng vitamin. Bởi lượng vitamin B2 trong rau khoai lang nhiều gấp 10 lần so với củ khoai lang. Ngoài ra, loại rau này cũng rất giàu chất xơ, vitamin B6, vitamin C, chất chống oxy hóa…
Nếu thường xuyên ăn rau khoai lang, nội tạng của bạn sẽ được thanh lọc. Do rau khoai lang có tính bình, vì thế món rau này sẽ giúp thanh nhiệt và làm mát cơ thể, đặc biệt tốt cho thải độc ruột và các cơ quan nội tạng khác như gan, thận.
Lá khoai lang còn giúp bảo vệ thị lực, ngăn ngừa bệnh tim mạch, giúp hạ huyết áp và ổn định lượng đường trong máu, nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Nhờ chứa nhiều vitamin K, rau này còn có tác dụng giảm nguy cơ ung thư ruột kết, tuyến tiền liệt, mũi, miệng, dạ dày và các bệnh tim mạch. Thậm chí, đã có nghiên cứu chứng minh những bệnh nhân ung thư gan nếu bổ sung đủ vitamin K mỗi ngày sẽ khiến chức năng gan được cải thiện hơn.
Rau dương xỉ
Ảnh minh họa
Các nhà khoa học phát hiện ra dương xỉ có rất nhiều công dụng với sức khỏe như bổ sung vitamin, giàu dinh dưỡng tốt cho cơ thể và còn có tác dụng chữa nhiều bệnh.
Loại rau này đặc biệt giàu protein, chất béo, carbonhydrate, khoáng chất và vitamin, giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong dương xỉ chứa một số loại vi khuẩn có lợi có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, chống viêm vì thế những người bị các bệnh mẩn ngứa, vết thương lở loét ăn rất có lợi.
Người dân phương Tây, Hàn Quốc, Nhật Bản thường ăn dương xỉ hàng ngày để phát huy công dụng của nó với cơ thể.
Thậm chí dương xỉ là một trong những mặt hàng đắt đỏ tại siêu thị những quốc gia này. Nhưng ở nước ta, dương xỉ được coi là cây mọc dại. Chỉ một số ít người dân miền núi sử dụng làm rau ăn hàng ngày vì không kiếm được nguồn rau khác.
Gần đây rau dương xỉ mới trở nên phổ biến hơn và được nhiều người Việt sử dụng.
Vui miệng ăn đặc sản ve sầu rang lá chanh, cô gái ở Tuyên Quang phải nhập viện gấp
GĐXH – Thấy ngon miệng nên ăn liền 10 con ve sầu rang lá chanh, nữ bệnh nhân bắt đầu xuất hiện sẩn ngứa toàn thân, kèm theo buồn nôn và nôn, tim nhịp nhanh, khó thở phải nhập viện điều trị ngộ độc.
Những đối tượng tuyệt đối không được sử dụng gừng