Ba nhiệm vụ được tân Bộ trưởng Y tế ưu tiên giải quyết

Thời gian tới Bộ Y tế tập trung giải quyết 3 vấn đề: bảo vệ thành quả chống dịch COVID-19, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giải quyết thiếu thuốc và vật tư y tế.

Mục tiêu trên được tân Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan chia sẻ ngay sau khi được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm vào chiều 21/10.

Nhận nhiệm vụ lãnh đạo ngành Y tế trong bối cảnh đặc biệt, Bộ trưởng Lan rất cố gắng nắm bắt thực trạng của ngành và dự kiến những giải pháp triển khai trong thời gian tới.

Để vượt qua những thách thức ngành Y tế đang phải đối mặt, tân Bộ trưởng xác định 3 nhiệm vụ trọng tâm. Thứ nhất, bảo vệ thành quả chống dịch COVID-19. Hiện nay, nhiều dịch bệnh đang xảy ra, nguy cơ dịch chồng dịch, do đó đây là nhiệm vụ rất quan trọng.

Thứ hai, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân. Vừa qua Bộ Y tế rà soát, tổng kết những kết quả, hạn chế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến hệ thống pháp luật, thể chế trong hệ thống y tế.

ba nhiem vu duoc tan bo truong y te uu tien giai quyet a37 6707114

Tân Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan.

Bộ Y tế vừa qua cũng trình Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội tập trung vào việc hoàn thiện pháp luật. Trong kỳ họp này, Quốc hội sẽ cho ý kiến về Luật Khám chữa bệnh, Luật Dược sửa đổi nhằm khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế đang xảy ra hiện nay.

Bên cạnh đó, Bộ cũng đang chỉ đạo khẩn trương nghiên cứu, mở rộng phạm vi, quyền lợi của người dân tham gia bảo hiểm y tế, làm căn cứ để sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế tới đây. Các luật và văn bản pháp luật khác cũng được tập trung rà soát.

Thứ ba, tập trung giải quyết tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế trong những tháng vừa qua. Bộ Y tế đang tích cực phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét bổ sung các quy định liên quan đến đấu thầu thuốc, trang thiết bị vật tư y tế trong lần sửa Luật Đấu thầu.

Đến thời điểm này, nghị định về vấn đề phụ cấp cho cán bộ y tế cũng đã được Bộ Tư pháp thẩm định, tới đây sẽ trình Chính phủ. Đây cũng là bước động viên của Đảng và Nhà nước tới cán bộ y tế, nhất là cấp cơ sở, tuyến đầu trong chống dịch và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Giải pháp tình thế trước mắt được Bộ Y tế đưa ra nhằm giải quyết vấn đề thiếu thuốc, vật tư y tế là tăng cường đẩy mạnh cấp giấy phép lưu hành thuốc, các phương tiện kỹ thuật, vật tư… Song song với đó, Bộ Y tế tiếp tục cùng với các địa phương, bệnh viện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Về lâu dài, Bộ Y tế sẽ phải rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, từ các vấn đề liên quan đến Luật Dược, Đấu thầu, Luật Giá, rồi các nghị định… để tháo gỡ. Từ đó, Bộ sẽ có hành lang pháp lý vững chắc để giải quyết vấn đề đấu thầu, mua sắm trang thiết bị y tế.

“Chúng tôi cũng đang tập trung tổng kết Nghị quyết 30/2021 của Quốc hội. Nghị quyết này cho phép Chính phủ thực hiện các giải pháp chưa có t.iền lệ, trong đó có giải pháp kéo dài thời hạn lưu hành thuốc. Đó cũng là giải pháp cho việc thiếu thuốc, đẩy nhanh tốc độ mua sắm tập trung và đàm phán giá thuốc”, tân Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan nhấn mạnh.

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM: ‘Không để tình trạng thiếu thuốc xảy ra trên diện rộng’

Trong giai đoạn hậu dịch COVID-19, ngành y tế đối diện nhiều khó khăn, thách thức mới, trong đó nổi bật nhất là nguy cơ thiếu thuốc, vật tư y tế.

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM nhấn mạnh không để TP thiếu thuốc xảy ra trên diện rộng.

giam doc so y te tphcm khong de tinh trang thieu thuoc xay ra tren dien rong 9f6 6577036

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng phát biểu tại buổi gặp gỡ cán bộ nhân viên y tế đang công tác tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố – Ảnh: HỮU HẠNH

Trong buổi gặp gỡ giữa Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên và cán bộ nhân viên y tế đang công tác tại các cơ sở y tế trên địa bàn TP sáng 5-8, giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng nêu ra những khó khăn, thách thức mới xuất hiện trong giai đoạn hậu dịch COVID-19.

Nguy cơ đầu tiên được người đứng đầu ngành y tế TP.HCM nêu ra là dịch chồng dịch như sốt xuất huyết, dịch COVID-19, bệnh mới nổi… Bên cạnh đó, thành phố còn đối mặt nguy cơ thiếu thuốc, vật tư y tế.

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết đã yêu cầu phòng nghiệp vụ dược triển khai nhiều hoạt động có hiệu quả trong đấu thầu mua sắm thuốc tại các bệnh viện và các đơn vị trực thuộc, không để tình trạng thiếu thuốc xảy ra trên diện rộng.

Sẽ luân phiên đấu thầu tập trung các địa phương mỗi năm 2 lần tại các bệnh viện tuyến cuối thành phố, huy động nguồn lực của cả ngành y tế tham gia.

Tổ chức giám sát tình hình sử dụng thuốc, tổ chức điều phối giữa các bệnh viện. Chuẩn bị nguồn lực chuyên trách công tác quản lý và cung ứng thuốc cho bệnh viện, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc tại y tế cơ sở.

“Cũng lo thiếu thuốc nhưng không đến nỗi lo mà không dám đấu thầu mua sắm thuốc”, ông Tăng Chí Thượng nói.

Một trong những nguy cơ được ông Tăng Chí Thượng nêu thêm là biến động nguồn nhân lực y tế khi nhân viên y tế công lập nghỉ việc có xu hướng tăng. Một số cán bộ quản lý xin nghỉ việc vì nhiều lý do khác nhau và tâm trạng lo lắng trong một số bộ phận nhân viên y tế đã xuất hiện.

Từ đầu năm đến nay có 891 viên chức, nhân viên các cơ sở y tế công lập xin nghỉ việc. Đồng thời cũng đã có nhiều nhân viên y tế mới tốt nghiệp xin vào làm việc.

Theo thống kê, số người làm việc năm 2021 là 42.914 người, số người làm việc 6 tháng đầu năm 2022 là hơn 42.608 người. Như vậy, từ giai đoạn cuối năm 2021 đến thời điểm hiện nay, số nhân viên y tế tại các cơ sở y tế công lập đã giảm 306 người.

“Tuy tổng số người làm việc giảm không nhiều (306 người) nhưng gây khó khăn không nhỏ cho các cơ sở y tế công lập, bởi vì những người nghỉ việc là người có thâm niên, nhiều năm kinh nghiệm, còn người mới vào thì mới tốt nghiệp, cần thời gian để thực hành, làm việc”, ông Tăng Chí Thượng chia sẻ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *