GĐXH – Rất nhiểu trường hợp đã bị đột tử trong khi tắm. Nguyên nhân chủ yếu là các bệnh tim mạch, bệnh về mạch máu não và hô hấp.
5 sai lầm người mắc bệnh đái tháo đường nhất định phải tránh vì hậu quả nhãn tiền
GĐXH – Với người bị đái tháo đường, để ổn định lâu dài, người bệnh cần tái khám đúng lịch hẹn, uống thuốc đều đặn và điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ.
Vừa qua, các bác sĩ khoa Tim mạch, BV Nhân dân tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) đã chia sẻ và đưa ra lời cảnh tỉnh về cái chết đột ngột của một người đàn ông khỏe mạnh nhưng xấu số chỉ vì sai lầm trong lúc tắm.
Ảnh minh họa
Vốn cậy có sức khỏe, nên thời tiết nắng nóng, mặc kệ mồ hôi nhễ nhại, người đàn ông này dội ngay một xô nước lạnh lên người để hạ nhiệt. Thời điểm đó, anh cảm thấy tức ngực dai dẳng nhưng nghĩ mình bị say nắng, không đến bệnh viện.
Vài giờ sau, anh thấy đau tức ngực, tình trạng ngày càng nặng nên vội đến viện. Sau khi khám, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim diện rộng.
Mặc dù được can thiệp tích cực nhưng sức khỏe bệnh nhân không cải thiện, trút hơi thở cuối cùng trước sự chứng kiến và tiếc thương vô hạn của bạn bè và người thân.
Các bác sĩ cho biết, rất nhiểu trường hợp đã bị đột tử trong khi tắm. Nguyên nhân chủ yếu là các bệnh tim mạch, bệnh về mạch máu não và hô hấp.
Về trường hợp người đàn ông này đã mắc một sai lầm tai hại, đó là quá chủ quan và tắm không theo đúng trình tự. Việc xả nước lạnh đột ngột lên đầu, cổ, vai trước bằng nước quá lạnh tắm là một sai lầm chết người.
Để an toàn, bạn cần tắm theo đúng trình tự, bắt đầu làm ướt chân, tay trước, rồi từ từ mới tắm đến thân và lên đến đầu.
Ngoài ra, khi tắm cần tránh 7 sai lầm tai hại sau đây
Không tắm khi quá no, quá đói
Tắm khi no dễ mắc các bệnh về đường ruột, dạ dày. Khi đói lượng đường trong máu xuống mức thấp nhất, dễ bị chóng mặt, thậm chí bị ngất xỉu. Bạn nên tắm sau khi ăn 1-2 giờ.
Không tắm xong đi ngủ ngay
Nếu lập tức đi ngủ sau khi tắm, bạn sẽ rất khó chìm sâu vào giấc ngủ. Tốt hơn hết là bạn nên tắm trước khi đi ngủ khoảng 1 – 2 giờ. Trường hợp bạn không có thời gian mà vẫn muốn sạch sẽ để lên giường thì chỉ cần dùng khăn lạnh ẩm lau lại phần trán và cổ 5 phút là được. Cách làm này sẽ khiến nhiệt độ cơ thể được trung hòa ở mức bình thường.
Không tắm lúc mệt mỏi
Khi mệt khả năng tuần hoàn máu và lưu thông khí huyết bị giảm mạnh. Nếu cộng thêm việc tắm bằng nước lạnh càng khiến cơ thể mệt mỏi hơn, dễ bị cảm lạnh, thậm chí dễ gây ra tử vong. Cách tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi để lấy lại sức rồi mới đi tắm.
Không tắm quá muộn
Các chuyên gia khuyến cáo sau 23h là thời điểm bạn đặc biệt không nên tắm, gội đầu bằng nước lạnh. Nó khiến các tĩnh mạnh giãn ra, huyết áp giảm. Đặc biệt, những người huyết áp thấp, huyết áp không ổn định còn có thể xuất hiện hiện tượng thiếu máu não nghiêm trọng, dẫn đến bất tỉnh, hôn mê, khả năng tử vong là rất cao.
Không tắm sau khi uống rượu bia
Tắm sau khi uống rượu bia sẽ khiến đường huyết không được bổ sung kịp thời do rượu chứa nhiều chất kích thích làm ức chế hoạt động của gan, dễ bị hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi toàn thân, nặng hơn còn ngất xỉu do bị hạ đường huyết. Đặc biệt với người say rượu, bị bệnh tim mạch, cao huyết áp, cơ thể đang mệt mỏi… không nên tắm với nước lạnh vì dễ bị đột quỵ, tai biến.
Tắm khi nhiệt độ cơ thể cao
Khi đi ngoài đường về, trời nắng nóng, nhiệt độ cơ thể đang tăng, mồ hôi đang tiết ra, bạn chỉ muốn lao ngay vào nhà tắm để tắm nước lạnh cho mát. Đây là một thói quen rất tai hại. Bởi nếu tắm khi cơ thể chưa ráo mồ hôi, hơi nước sẽ ngấm qua lỗ chân lông đang mở rộng khiến bạn bị ho, sốt, kéo theo các nguy cơ nhiễm lạnh phổi.
Không nằm điều hòa sau khi tắm
Việc nhiệt độ hạ thấp đột ngột ngay sau khi tắm sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động lưu thông máu trong cơ thể, làm cho máu lên não chậm, không những thế còn ảnh hưởng tới nhịp đập của tim và huyết áp, dễ gây tai biến, và đột quỵ.
5 sai lầm người mắc bệnh đái tháo đường nhất định phải tránh vì hậu quả nhãn tiền
GĐXH – Với người bị đái tháo đường, để ổn định lâu dài, người bệnh cần tái khám đúng lịch hẹn, uống thuốc đều đặn và điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ.
Chuối, đu đủ có thực sự làm bệnh đau dạ dày trở nặng