Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế tiếp tục hỗ trợ, có văn bản hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vắc xin phòng Covid-19 trên thế giới.
Bài Viết Liên Quan
- 7 lỗi dễ mắc phải khi uống nước, bạn nên lưu ý
- Lý do bất ngờ khiến càng tập luyện nặng càng nhiều mỡ bụng
- Nghỉ dịch Covid-19 kéo dài: Cẩn trọng với trầm cảm của trẻ
(Ảnh minh họa).
Yêu cầu nêu trên được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra trong bối cảnh thời gian gần đây có nhiều doanh nghiệp, tổ chức đề xuất việc cho phép được đàm phán, tìm và nhập khẩu vắc xin để tiêm miễn phí cho nhân dân; xin được giữ lại một phần vắc xin sau khi đóng góp vào Quỹ Vắc xin phòng Covid-19 Việt Nam.
Theo yêu cầu của Thủ tướng, Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng vắc xin, cấp phép, bảo quản và tổ chức tiêm vắc xin kịp thời, khoa học, an toàn và hiệu quả. Đồng thời, Bộ này phải có văn bản hướng dẫn và thực hiện thống nhất về tỷ lệ ưu tiên sử dụng vắc xin đối với các tổ chức, cá nhân đã chuyển t.iền tài trợ Quỹ Vắc xin phòng Covid-19 Việt Nam.
Về yêu cầu này, Bộ Y tế cho biết, trong thời gian qua đã phối hợp với tất cả các bộ, ban ngành cũng như khuyến khích tất cả các địa phương, doanh nghiệp, đơn vị tham gia vào tìm kiếm, nhập khẩu vắc xin phòng Covid-19 để có nguồn sử dụng cho người dân nhanh nhất, sớm nhất và rộng nhất.
Bộ Y tế khẳng định sẽ tiếp tục đưa ra các chính sách khuyến khích, động viên nhiều hơn các địa phương, doanh nghiệp tham gia vào quá trình tìm kiếm vắc xin; tạo điều kiện tối đa cho tất cả các địa phương và đơn vị, doanh nghiệp trong quá trình nhập khẩu, cấp phép nhập khẩu, kiểm định vắc xin.
Kể cả trong trường hợp nhà sản xuất yêu cầu về trách nhiệm miễn trừ thì Bộ Y tế sẽ có trách nhiệm báo cáo với Chính phủ và Bộ Y tế sẽ là cơ quan của Chính phủ thực hiện.
Trong trường hợp doanh nghiệp không có điều kiện tiêm chủng thì Bộ Y tế sẽ chỉ đạo hệ thống tiêm chủng của nhà nước thực hiện tiêm chủng vắc xin này.
Đối với các loại vắc xin đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấp phép thì trong vòng 5 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ và ủy quyền của nhà sản xuất, Hội đồng cấp phép về vắc xin và sinh phẩm của Bộ Y tế sẽ tiến hành họp, thẩm định và cấp phép cho vắc xin đó.
Đồng thời khi vắc xin được nhập khẩu vào Việt Nam, trong vòng 2 ngày, nếu có đầy đủ hồ sơ hợp lệ về nhập khẩu vắc xin vào Việt Nam và ủy quyền của nhà sản xuất, Hội đồng cấp phép về vắc xin và sinh phẩm của Bộ Y tế sẽ tiến hành họp, thẩm định, rà soát lại toàn bộ hồ sơ và cho phép tiến hành xuất xưởng lô vắc xin đó để có thể sử dụng theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới.
Bộ Y tế khuyến khích tất cả cộng đồng doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp vắc xin về Việt Nam, nếu có ủy quyền chính thức của nhà sản xuất.
Đối với địa phương đã đăng ký làm việc với Bộ Y tế và cho biết có thể tiến hành mua vắc xin của các doanh nghiệp, tập đoàn, Bộ Y tế sẵn sàng tạo điều kiện cho địa phương tiếp cận…
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: ‘Mạnh dạn, linh hoạt để giữ vùng xanh cho TP.HCM’
Những hướng dẫn của trung ương, Bộ Y tế, TP dù điều chỉnh liên tục nhưng nếu chưa tối ưu thì phải mạnh dạn, linh hoạt, vừa làm vừa điều chỉnh, đồng thời tổng hợp báo cáo cấp trên để kịp thời tháo gỡ, hiệu quả là trên hết, Phó thủ tướng nói.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam kiểm tra khu thu dung người nhiễm COVID-19 không triệu chứng ở Củ Chi – Ảnh: VGP/Đình Nam
Sáng 24-7, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đã kiểm tra một số khu thu dung người nhiễm COVID-19 không triệu chứng (F0), điểm phong tỏa tại huyện Củ Chi, TP.HCM.
Tập trung xét nghiệm để củng cố, mở rộng vùng an toàn
Tại hai khu thu dung F0 đặt ở Trường tiểu học Tân Thành, Trường THCS Thị Trấn (huyện Củ Chi), Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã trò chuyện, động viên bà con nhiễm COVID-19 đang được cách ly, theo dõi sức khỏe. Phó thủ tướng mong bà con tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn của y, bác sĩ, tăng cường vận động, giữ gìn sức khỏe thể chất, tinh thần, khi xuất hiện triệu chứng cần báo ngay cho nhân viên y tế.
Chia sẻ với khó khăn, vất vả của đội ngũ y, bác sĩ và các lực lượng làm nhiệm vụ tại khu thu dung, Phó thủ tướng mong anh, chị, em nỗ lực, cố gắng hơn nữa, theo dõi sát, xử lý kịp thời những trường hợp có triệu chứng chuyển nặng.
Tại điểm phong tỏa 17 hộ dân có 52 nhân khẩu (tổ 6, khu phố 1, đường Đỗ Ngọc Du, thị trấn Củ Chi), nơi đã phát hiện 1 F0, 5 F1 và 12 F2, Phó thủ tướng đề nghị tập trung lực lượng xét nghiệm, truy vết đến cùng, không để lây lan sang các khu khác.
“Những quận, huyện, khu vực còn tương đối an toàn, cần phải tập trung xét nghiệm để củng cố, mở rộng vùng an toàn, thu hẹp dần các vùng nguy cơ cao, rất cao. Đây là những mệnh lệnh từ thực tiễn”, Phó thủ tướng nói.
Trong cuộc làm việc ngay sau đó, Phó thủ tướng đã đặt những câu hỏi rất chi tiết, trao đổi cụ thể về từng vấn đề, vướng mắc trong phòng, chống dịch cũng như kiến nghị của lãnh đạo huyện Củ Chi.
Chủ tịch UBND huyện Củ Chi Phạm Thị Thanh Hiền cho biết từ ngày 29-4 đến nay đã ghi nhận 968 F0. Toàn huyện còn 284 điểm phong tỏa với 3.563 hộ, 10.312 người.
Trong 21 xã, thị trấn của huyện, có 4 đơn vị nguy cơ rất cao, 4 đơn vị nguy cơ cao, 12 đơn vị có nguy cơ, 1 đơn vị ở trạng thái bình thường mới. Huyện đã chủ động, linh hoạt triển khai các phương án cách ly, theo dõi F1 tại nhà, trong các doanh nghiệp trong tình huống dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn.
“Thời gian tới Củ Chi tiếp tục siết chặt thực hiện chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại những vùng nguy cơ cao, rất cao, nhất là các khu nhà trọ tập trung đông công nhân, tăng cường quản lý chặt chẽ hơn nữa các khu phong tỏa, khu nhà trọ, lắp đặt hệ thống camera giám sát, tuyên truyền người dân thực hiện nghiêm chỉ thị 16/CT-TTg”, bà Phạm Thị Thanh Hiền cho biết.
Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Ngô Minh Châu yêu cầu phải bảo đảm tuyệt đối an toàn, không được để lây nhiễm chéo, có nhân viên y tế theo dõi, xử lý kịp thời những trường hợp có triệu chứng, chuyển nặng.
Phó thủ tướng đề nghị Phó chủ tịch UBND TP.HCM Ngô Minh Châu chỉ đạo tập trung hỗ trợ xét nghiệm cho huyện Củ Chi để củng cố các khu vực an toàn vững chắc, khoanh chặt, từng bước làm sạch các ổ dịch, khu phong tỏa – Ảnh: VGP/Đình Nam
Nơi bán hàng hóa thiết yếu phải bảo đảm khoảng cách, an toàn
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết ông nhận được rất nhiều phản ánh của người dân về những bất cập, vướng mắc trong cung cấp hàng hóa, lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho người dân, thực hiện nghiêm chỉ thị 16/CT-TTg.
Lãnh đạo huyện Củ Chi cho rằng điều quan trọng là các cửa hàng, siêu thị, chợ… phải bảo đảm thực hiện nghiêm chỉ thị 16/CT-TTg, chứ không hẳn là danh mục các loại lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu.
Vì vậy, bên cạnh việc yêu cầu người dân tuân thủ tuyệt đối việc giữ khoảng cách, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết, khi cần cấp cứu y tế hay mua lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, thì các cửa hàng, siêu thị, chợ, điểm bán phải thực hiện nghiêm ngặt việc giữ khoảng cách và các điều kiện bảo đảm an toàn khác.
Để đáp ứng yêu cầu điều trị trong tình huống số ca F0 tăng cao, lãnh đạo huyện Củ Chi cũng đề nghị được thiết lập khu điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Củ Chi, đồng thời vẫn khám chữa bệnh thông thường cho người dân.
Phó thủ tướng yêu cầu huyện phải có kế hoạch chi tiết về nhân lực, trang thiết bị cần hỗ trợ, nhất là phải thiết lập ngay hệ thống oxy tập trung để điều trị hiệu quả các trường hợp chuyển nặng, không để nặng hơn; làm việc cụ thể, chi tiết với đại diện của Bộ Y tế hỗ trợ trên địa bàn về nhu cầu chi viện nhân lực, máy móc sao cho “đúng chỗ, đúng người, đúng việc”.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trò chuyện, động viên một người nhiễm COVID-19 đang được cách ly, theo dõi sức khoẻ tại Trường tiểu học Tân Thành (huyện Củ Chi) – Ảnh: VGP/Đình Nam
Trong lĩnh vực sản xuất, Củ Chi có 6.647 doanh nghiệp với trên 150.000 lao động, trong đó 40 doanh nghiệp đã ghi nhận ca nhiễm. Đáng chú ý, trong số những công ty đăng ký sản xuất theo mô hình “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 điểm đến”, lực lượng chống dịch đã phát hiện nhiều cơ sở vi phạm, có người lao động bị nhiễm COVID-19, chuyển cơ quan chức năng truy tố 3 doanh nghiệp. Huyện đã thành lập các tổ công tác liên ngành để kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống dịch tại doanh nghiệp, khu công nghiệp.
Phó thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu lớn nhất trong duy trì hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp là phải bảo đảm an toàn dịch bệnh tuyệt đối. “Ngoài mô hình “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 điểm đến”, những doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn thì giải pháp như thế nào. Dựa trên chủ trương, văn bản chỉ đạo, phải căn cứ trên tình hình thực tế để có những giải pháp phù hợp, sát thực tiễn”, Phó thủ tướng trao đổi.
Về vấn đề tiêm vắc xin phòng COVID-19, lãnh đạo huyện Củ Chi đề nghị bổ sung đối tượng tiêm vắc xin là các hộ bán hàng tạp hóa, quán ăn, thu mua sữa bò… Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đồng ý cho huyện triển khai nhưng phải công khai, minh bạch, thông tin đầy đủ đến người dân.
Quyết giữ “vùng xanh” cho TP.HCM
Chủ tịch UBND huyện Củ Chi Phạm Thị Thanh Hiền khẳng định quyết tâm cao nhất, tìm cách làm tốt nhất, nỗ lực, cố gắng hơn nữa, cùng với sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát, kịp thời để cả hệ thống chính trị, chính quyền địa phương, toàn thể người dân cùng chung sức, đồng lòng chống dịch, vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, giữ chắc vùng an toàn cho thành phố.
Hiện nay, một phần của huyện Củ Chi đã bị nhiễm rất nặng vẫn phải thực hiện truy vết, xét nghiệm thật quyết liệt các chuỗi lây nhiễm, ổ dịch, khu phong tỏa, những vùng còn an toàn, tương đối an toàn phải nghiêm ngặt thực hiện ngăn chặn, kiểm soát c.hặt n.gười đến từ nơi khác, phát hiện thật nhanh, truy vết đến cùng, khoanh vùng, nhanh chóng làm sạch địa bàn.
“Không được có tư tưởng áp dụng các biện pháp chống dịch giống như những khu vực mà dịch đã ngấm rất sâu, rất nặng ở TP.HCM. Những vùng còn an toàn như huyện Củ Chi, Cần Giờ và một số khu vực nhỏ trên địa bàn thành phố vẫn phải kiên trì chiến lược Ngăn chặn – Phát hiện – Truy vết – Khoanh vùng – Cách ly và Dập dịch, tương tự với các địa phương khác trên cả nước”, Phó thủ tướng nói.
Phó thủ tướng đề nghị Phó chủ tịch UBND TP.HCM Ngô Minh Châu chỉ đạo tập trung hỗ trợ xét nghiệm cho huyện Củ Chi để củng cố các khu vực an toàn vững chắc, khoanh chặt, từng bước làm sạch các ổ dịch, khu phong tỏa.
Phó thủ tướng nêu rõ: Yêu cầu thực hiện chỉ thị 16/CT-TTg là phải giữ khoảng cách người với người, nhà với nhà. Dù là vùng dịch, ổ dịch, khu phong tỏa hay vùng an toàn đều phải làm nghiêm mới chặn được chuỗi lây nhiễm. Những “trận đánh”, “chiến dịch” trước đây thành công là vì chúng ta huy động được toàn dân cùng tham gia chống dịch.
“Những hướng dẫn của trung ương, Bộ Y tế, thành phố dù điều chỉnh liên tục nhưng nếu chưa tối ưu thì những quận, huyện như Củ Chi phải mạnh dạn, linh hoạt, vừa làm vừa điều chỉnh, đồng thời tổng hợp báo cáo cấp trên để kịp thời tháo gỡ. Cuối cùng, hiệu quả là trên hết”, Phó thủ tướng nói.