Bà Xuân Loan, 52 t.uổi, chia sẻ không nghĩ có thể khỏi bệnh trở về nhà gặp lại người thân, khi ngồi đợi xe đón xuất viện tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19, chiều 26/7.
Bà Loan buôn bán tại một chợ nhỏ ở quận Tân Phú. Trong đợt xét nghiệm tầm soát tiểu thương của chợ, khoảng đầu tháng 7, bà nhận kết quả âm tính. Vài ngày sau, bà sốt, ho, chảy mũi nên tự mua thuốc cảm về uống.
Đến ngày thứ 8, bà khó thở nên đi cấp cứu. Bệnh viện ở Tân Phú chuyển bà sang Bệnh viện Nhân dân 115. Sau đó bà được đưa đến Bệnh viện Hồi sức Covid-19, đêm 16/7. “Không thở được, cứ nghĩ không thể sống, sẽ c.hết thôi vì quá mệt”, bà nhớ lại.
Bác sĩ phải dùng đến các phương tiện hỗ trợ hô hấp, truyền thuốc để cứu bà. Giữa bốn bề là tiếng máy thở, tiếng máy theo dõi sinh hiệu, bà Loan “chỉ biết mở mắt nhìn y bác sĩ cứu chữa, hồi sinh mình và mọi người xung quanh”.
Lúc tỉnh táo, khỏe khoắn hơn, bà nghe chồng và con gái điện thoại báo tin cũng mắc Covid-19, không triệu chứng, theo dõi tại bệnh viện dã chiến. Con trai bà đưa mẹ đi khám, chăm mẹ vài ngày đầu, sau đó cũng dương tính nCoV, đang điều trị tại Bệnh viện Trưng Vương.
Đêm 25/7, khi nhận kết quả xét nghiệm âm tính, bà Loan “vui đến mức cả đêm không ngủ được, không nghe mệt mỏi gì nữa, không ăn cũng thấy no”. Sáng 26/7, bà xét nghiệm lại lần nữa, đủ điều kiện xuất viện về nhà tiếp tục cách ly 14 ngày.
“Từ cõi c.hết trở về, tôi cảm ơn các y bác sĩ đã cứu chữa, không biết chừng nào có thể đáp tạ, trả nổi ơn này”, bà Loan nói. Điều may mắn nhất với gia đình bà Loan là trong thời gian các thành viên phát bệnh thì con dâu nhập viện sinh cháu nội, không bị mắc Covid-19.
Bài Viết Liên Quan
- Vợ sắp cưới của Phan Thành: Là “bánh bèo” chính gốc, đồ hiệu bạt ngàn, chưa kể đến tủ makeup nhìn mà mê đắm
- 5 điều tưởng vô hại có thể làm cho bạn bị bệnh tim
- Những triệu chứng báo hiệu ung thư tuyến t.iền liệt đã di căn
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn thăm hỏi, trao giấy xuất viện cho bà Loan, chiều 26/7. Ảnh do bệnh viện cung cấp.
Bà Loan là một trong 17 người đầu tiên xuất viện tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19. Nơi đây hình thành từ việc chuyển đổi công năng Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2, hôm 13/7, là tuyến cuối điều trị Covid-19, với quy mô 1.000 giường hồi sức tích cực (ICU) tiếp nhận những bệnh nhân nặng, nguy kịch.
Cùng chung niềm vui “c.hết đi sống lại”, bà Hồng Thảo, 49 t.uổi, ngụ Bình Chánh, cho biết khi mắc bệnh mới thấy ranh giới mong manh, sát bên nhau giữa sự sống và cái c.hết. Bà phát hiện dương tính khi đi bệnh viện xét nghiệm vì sốt, ho, đau họng, khàn tiếng. “May mắn nhờ máy móc hỗ trợ, bác sĩ điều trị mới thoát c.hết được”, bà Thảo nói và cảm thấy “con virus này rất ghê gớm”.
Không được trọn vẹn niềm vui khi ra viện, thai phụ 30 t.uổi, mang thai hơn 7 tháng, ngụ quận Tân Phú, lo lắng cho con trai 8 t.uổi vẫn còn dương tính, chưa đủ điều kiện về nhà cùng mẹ. Chồng thai phụ vẫn đang điều trị tại Bệnh viện An Bình.
“Cả gia đình 13 người đều dương tính”, chị nói và cho biết chưa từng nghĩ Covid-19 sẽ tấn công cả nhà như vậy. Gia đình buôn bán gần chợ, phát hiện dương tính qua lấy mẫu tầm soát, sau khi 5 thành viên nhà hàng xóm mắc bệnh, khu chợ phong toả.
Bác sĩ Trần Thanh Linh, Phó Khoa Hồi sức Cấp cứu (ICU), Bệnh viện Chợ Rẫy, kiêm Phó giám đốc Bệnh viện Hồi sức Covid-19, cho biết những bệnh nhân nặng, nguy kịch hồi phục đã tiếp thêm niềm vui, động lực sau hai tuần “vô cùng vất vả” của các y bác sĩ, giúp đội ngũ y tế thêm tinh thần để tiếp tục chiến đấu.
Bệnh viện Hồi sức Covid-19 sau hơn 10 ngày hoạt động, tiếp nhận 410 bệnh nhân. Hiện, 17 bệnh nhân xuất viện, 88 trường hợp nặng, nguy kịch chuyển sang cấp nhẹ hơn, về bệnh viện tuyến trước điều trị. Nơi này đang huy động nhân lực, trang thiết bị như máy thở, ECMO, máy lọc m.áu… để nâng công suất lên 700 giường trong thời gian tới.
Giám đốc viện hồi sức Covid-19: ‘Chúng tôi đ.ánh chặn từ xa’
4 bác sĩ được điều đến 4 bệnh viện điều trị F0 nhẹ hơn, phát hiện dấu hiệu chuyển nặng sẽ hội chẩn, chuyển sớm về Bệnh viện Hồi sức Covid-19, chứ không đổ dồn bệnh nhân nguy kịch về đây.
“Chiến thuật đ.ánh chặn từ xa vừa được chúng tôi áp dụng”, bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Hồi sức Covid-19, nói với VnExpress , ngày 20/7.
4 bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy chuyên về hồi sức sẽ được điều động xuống 4 bệnh viện thuộc tầng 2 – chuyên điều trị F0 có triệu chứng (trong mô hình tháp 4 tầng) để hỗ trợ điều trị, xử trí bệnh nhân có dấu hiệu trở nặng.
Hệ thống hội chẩn online cũng đang được thiết lập từ Bệnh viện Hồi sức Covid-19 đến tất cả bệnh viện quận và bệnh viện thuộc tầng 2. Khi phát hiện bệnh nhân có dấu hiệu chuyển biến nặng sẽ trực tiếp hội chẩn. “Cần thiết sẽ chuyển sớm về đây chứ không đợi đến lúc phải thở máy. Như vậy sẽ giúp người bệnh an toàn hơn, bởi thực tế đã xảy ra trường hợp vì chuyển muộn mà bệnh nhân rất nguy kịch”, bác sĩ Thức cho biết.
Việc chuyển sớm bệnh nhân về Bệnh viện Hồi sức Covid-19 còn giúp y bác sĩ đ.ánh giá, can thiệp sớm bằng các biện pháp như thở HFNC (thở oxy dòng cao), lọc m.áu… Bệnh nhân có thể thoát nguy cơ chuyển từ nặng sang nguy kịch, có thể hồi phục sớm hơn.
Theo bác sĩ Thức, bệnh viện thuộc tầng 4 – là tuyến cuối trong điều trị Covid-19 tại TP HCM, mục tiêu chỉ điều trị bệnh nhân thở máy, chạy ECMO. Tuy nhiên, nếu chỉ thụ động chờ bệnh nhân thở máy, ECMO đưa tới, hoạt động điều trị có thể thất bại. “Rất dễ vỡ trận nếu không đ.ánh chặn tầng tầng lớp lớp từ xa, điều phối nhận bệnh thích hợp”, ông nói.
Để làm được những điều này, theo bác sĩ Thức, đòi hỏi sự cố gắng rất nhiều của các y bác sĩ. “Muốn bệnh nhân sướng thì bác sĩ phải khổ. Bước vào trận chiến này, mọi người đều sẵn sàng tinh thần khổ cỡ nào cũng được, dốc sức làm việc không kể ngày đêm, miễn bệnh nhân hồi phục khoẻ mạnh”, ông cho biết.
Bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy kiêm Giám đốc Bệnh viện Hồi sức Covid-19. Ảnh: Thành Nguyễn.
Bệnh viện Hồi sức Covid-19 hình thành từ việc chuyển đổi công năng thần tốc từ Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2, hôm 13/7. Nơi này sẽ có 1.000 giường hồi sức tích cực (ICU) điều trị những bệnh nhân nặng, nguy kịch, góp phần lớn trong việc thực hiện chiến lược “hạn chế bệnh nhân tử vong” của TP HCM.
Những ngày qua, Bộ Y tế cùng UBND TP HCM đã huy động rất nhiều nhân lực và trang thiết bị y tế về đây, dần hoàn thiện bệnh viện điều trị Covid-19 hiện đại nhất cả nước. Một số nhà hảo tâm, doanh nghiệp cũng tài trợ bệnh viện trong nhiều hoạt động. Lực lượng thanh niên xung phong cũng được điều về làm nhiệm vụ hỗ trợ nhân viên bệnh viện, tăng cường thêm các đội về hậu cần như nhân viên vệ sinh, xử lý rác thải…
TP HCM đã thông qua cơ chế mua sắm máy móc điều trị nhanh nhất. Bộ Y tế cũng cho phép nơi này được áp dụng cơ chế điều hành của một bệnh viện trung ương hạng đặc biệt. Giám đốc bệnh viện được quyền xuất cấp kho trang thiết bị, vật tư tiêu hao dã chiến mà không cần xin ý kiến của Bộ.
“Hiện, công việc chuyên môn trôi chảy, các vấn đề khác cũng tương đối thuận lợi hơn. Mọi người đang tiếp tục nỗ lực vượt qua khó khăn với những gì mình đang có ở mức tối đa”, bác sĩ Thức nói.
Nhận trọng trách Giám đốc Bệnh viện Hồi sức Covid-19 chỉ vài ngày trước kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV, đại biểu Nguyễn Tri Thức (Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy) xin vắng họp để tập trung nhiệm vụ chống dịch. Ông cho biết rất bất ngờ nhưng cũng vinh hạnh vì được lãnh đạo TP HCM, lãnh đạo Bộ Y tế tin tưởng. “Lực lượng Chợ Rẫy đang chi viện chống dịch nhiều nơi, y bác sĩ cũng phải nỗ lực không để thủng sân nhà vì bên cạnh bệnh nhân Covid còn rất nhiều bệnh nhân mắc các bệnh nặng khác ở các tỉnh chuyển về Chợ Rẫy”, bác sĩ Thức nói.
Bệnh viện Hồi sức Covid-19 đang điều trị 300 ca, trong đó 70 bệnh nhân nguy kịch, 3 trường hợp can thiệp ECMO. Nơi này đang khẩn trương nâng công suất điều trị lên 500 bệnh nhân. Hơn 500 y bác sĩ từ Bệnh viện Chợ Rẫy, Nhân dân 115, Nhân dân Gia Định, Thống Nhất và từ nhiều tỉnh thành đang tham gia điều trị. Khi bệnh viện hoạt động hết công suất, dự kiến cần hơn 2.000 nhân viên.
“Với sự nỗ lực đồng lòng của tất cả mọi người, cuộc chiến này sẽ thành công”, bác sĩ Thức nói.
Y bác sĩ điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19, ngày 19/7. Ảnh: Thành Nguyễn.