B.é t.rai được đưa đến bệnh viện trong tình trạng tím tái, khó thở. Do bị tổn thương phổi quá nặng, bệnh nhi t.ử v.ong sau đó.
Ngày 26/7, Bác sĩ Tăng Xuân Hải – Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, bệnh nhi N.A.K. (19 tháng t.uổi, trú huyện Diễn Châu, Nghệ An) t.ử v.ong sau 2 ngày điều trị tại bệnh viện.
Bài Viết Liên Quan
- Chế độ ăn giàu kẽm giúp phòng tránh ung thư đường tiêu hóa
- Chiều 21/11: Cả nước đã tiêm gần 108 triệu liều vaccine phòng COVID-19; 5 địa phương nào tiêm thấp nhất?
- Công dụng trị cúm của củ gừng
Loại dầu thắp đèn thờ không màu, không mùi khiến trẻ nhầm tưởng là nước. Khi uống vào sẽ bị ngộ độc, có trường hợp dẫn tới t.ử v.ong (Ảnh minh họa).
Trước đó, vào ngày 24/7, bệnh nhi được đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng tím tái, khó thở. Khai thác từ người nhà được biết bé đã uống chất lỏng được sử dụng làm dầu thắp đèn.
“Toàn bộ phổi của bệnh nhân bị tổn thương nặng, không thể thực hiện chức năng hô hấp, không phục hồi sau các biện pháp cấp cứu, điều trị dù các bác sĩ đã rất nỗ lực”, bác sĩ Tăng Xuân Hải thông tin.
Theo bác sĩ Tăng Xuân Hải, thời gian vừa qua tình trạng bệnh nhi nhập viện cấp cứu do ngộ độc chất lỏng không phải là hiếm.
“Theo người nhà bệnh nhân cung cấp thì loại dầu này sử dụng để thắp đèn bàn thờ, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đây là loại chất lỏng, không có mùi, không màu trẻ không thể phân biệt được, dễ nhầm tưởng là nước. Do vậy, người lớn cần phải hết sức cẩn thận khi sử dụng và bảo quản, tuyệt đối để tránh xa tầm tay của trẻ, tránh hậu quả đáng tiếc”, bác sĩ Tăng Xuân Hải khuyến cáo.
Kịp thời cứu sống b.é t.rai 12 t.uổi bị hóc hạt nhãn
Một b.é t.rai 12 t.uổi trong lúc ăn nhãn bất ngờ bị ho khiến hạt nhãn rơi vào đường thở. Các bác sĩ đã mổ nội soi, gắp thành công dị vật ra ngoài, cứu sống nạn nhân.
Ngày 19/7, thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, các bác sĩ của đơn vị đã tiến hành nội soi phế quản, gắp dị vật là hạt nhãn có đường kính 1 cm trong đường thở của b.é t.rai 12 t.uổi.
Các bác sĩ tiến hành nội soi phế quản, gắp dị vật là hạt nhãn, có đường kính 1 cm trong đường thở của b.é t.rai 12 t.uổi.
Trước đó, vào chiều 16/7, khoa Tai-Mũi-Họng, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An tiếp nhận bé T.K.K. (12 t.uổi, trú huyện Yên Thành) được đưa vào bệnh viện trong tình trạng tức ngực, khó thở, da, niêm mạc kém hồng…
Theo người nhà bệnh nhân, cháu K. trong lúc ăn nhãn thì bất ngờ bị ho khiến hạt nhãn rơi vào đường thở.
Qua thăm khám, chụp X-quang, các bác sĩ phát hiện hình ảnh dị vật là hạt nhãn bịt kín lòng phế quản phải của bệnh nhân, làm xẹp một phần thùy phổi phải. Ngay sau đó, các bác sĩ đã tiến hành nội soi phế quản, gắp thành công hạt nhãn, cứu sống bệnh nhân.
Trước đó, vào tháng 5/2021, trong lúc chơi ở nhà, cháu M.H.K. (SN 2018, trú xóm chợ Mõ, xã Hậu Thành, huyện Yên Thành) lấy quả vải để ăn. Trong khi ăn, không may cháu K. bị hóc hạt.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ bị hóc dị vật cần sơ cứu đúng cách và kịp thời.
Phát hiện sự việc, người nhà lập tức đưa cháu bé đến cơ sở y tế để cấp cứu. Tuy nhiên, do tình trạng nặng nên cháu M.H.K. đã t.ử v.ong ngay sau đó.
Theo Bác sĩ CKI. Trịnh Thanh Hưng – Khoa Tai-Mũi-Họng, Bệnh viện Sản nhi Nghệ An cho biết, hóc dị vật là tai nạn thường gặp phải ở trẻ nhỏ, lứa t.uổi hay mắc là từ 1-3 t.uổi.
Bác sĩ Hưng khuyến cáo, bố mẹ, người trông trẻ cần hết sức cảnh giác với những đồ vật xung quanh trẻ, tuyệt đối không để trẻ vừa ăn vừa chơi đùa vì có thể gây sặc.
Khi trẻ bị hóc dị vật cần sơ cứu đúng cách và kịp thời. Khi phát hiện hay nghi ngờ trẻ bị hóc dị vật, cần hết sức bình tĩnh, không dùng tay hay vật bất kỳ để móc dị vật ra khỏi miệng trẻ vì chưa chắc lấy ra được mà có khi đẩy dị vật vào sâu hơn.