Trong cuộc họp báo của Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Mỹ vào ngày 13.7, tiến sĩ Andrew T.Pavia, Đại học Y khoa Utah (Mỹ), đã chỉ ra một số vấn đề tiềm ẩn khi tiêm vắc xin Covid-19 tăng cường, theo CNBC.
Bài Viết Liên Quan
- Bác sĩ từng tập thở cho “bệnh nhân 91″: Trở thành F0 vẫn miệt mài cấp cứu những lá phổi đông đặc
- 60 triệu một lạng đông trùng hạ thảo: ‘Siêu thần dược’ có tác dụng gì?
- Bệnh viện giữa đại dịch Covid-19 không còn cảnh chen chúc, quá tải
Ảnh minh họa: Shutterstock
Tiến sĩ Pavia giải thích, tương tự các loại vắc xin khác, khi tiêm liều lượng ngày càng nhiều thì phản ứng miễn dịch có thể bị “tắt”.
Tuy nhiên, tiến sĩ Pavia cũng lưu ý điều trên có thể không đúng đối với tất cả các loại vắc xin. Vắc xin sử dụng công nghệ mRNA (như của Pfizer hay Moderna) có khả năng không xảy ra tình trạng này.
Trong cuộc phỏng vấn với The Atlantic, tiến sĩ John Wherry, chuyên gia về miễn dịch học tại Đại học Pennsylvania (Mỹ), nói rằng khi cơ thể tiếp nhận liều lượng vắc xin nhiều hơn bình thường, hệ thống miễn dịch sẽ ngừng học cách tạo ra kháng thể. Lúc này, các tế bào sẽ bị “kiệt sức” do quá tải thông tin.
Chiến dịch tiêm gần 1 triệu liều vắc xin Covid-19 ở TP.HCM điều phối thế nào?
Có một loại vắc xin có thể chống được khối u ung thư
Đó là vắc xin mRNA, nó có thể giúp chống lại các khối u ung thư.
Có thể sử dụng vắc xin mRNA để phòng ngừa nhiều bệnh, kể cả ung thư. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Cả vắc xin Pfizer và Moderna đều là vắc xin mRNA, chứa các mảnh nhỏ của vật liệu di truyền được gọi là “axit ribonucleic truyền tin”, theo Conservation.
Hiện nay, các nhà khoa học đã có thể chế tạo ra vắc xin mRNA để ngừa nhiều bệnh khác.
Để kích hoạt phản ứng miễn dịch, nhiều loại vắc xin khác đưa vi trùng đã bị làm cho suy yếu hoặc đã bị bất hoạt vào cơ thể.
Nhưng vắc xin mRNA không hoạt động như vậy. Nó hướng dẫn các tế bào của cơ thể cách tạo ra một loại protein có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch bên trong cơ thể. Phản ứng miễn dịch đó tạo ra kháng thể – là thứ bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm bệnh nếu virus thực sự xâm nhập vào cơ thể, theo trang web của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ.
Các loại vắc xin mRNA đã được nghiên cứu trước đây đối với bệnh cúm, Zika, bệnh dại và cytomegalovirus (CMV).
Ngay sau khi có virus gây ra Covid-19, các nhà khoa học đã bắt đầu thiết kế loại vắc xin mRNA – hoạt động bằng cách hướng dẫn cho các tế bào cách tạo ra một loại protein đột biến độc đáo.
Các vắc xin Covid-19 nổi tiếng ở Việt Nam sử dụng công nghệ gì?
Công nghệ vắc xin mRNA trong tương lai có thể cho phép một loại vắc xin chống được nhiều bệnh.
Nghiên cứu về ung thư đã sử dụng mRNA để kích hoạt hệ thống miễn dịch nhằm vào các tế bào ung thư cụ thể.
Tiến sĩ Norbert Pardi, phó giáo sư nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm tại Trường Y Perelman, thuộc Đại học Pennsylvania (Mỹ), cho biết loại vắc xin này rất linh hoạt. Có thể sử dụng vắc xin mRNA để phòng ngừa nhiều bệnh, kể cả ung thư, theo Penn Today.
Cách hoạt động của vắc xin mRNA
Vắc xin mRNA ngừa Covid-19 bảo vệ con người khỏi virus. Đây là thuốc chủng ngừa.
Nhưng vắc xin mRNA điều trị ung thư là phương pháp điều trị được sử dụng cho bệnh nhân ung thư, nhằm mục tiêu kích hoạt hệ thống miễn dịch của bệnh nhân theo cách khiến nó có thể tấn công các tế bào khối u.
Vắc xin điều trị ung thư sẽ nhằm mục tiêu thúc đẩy các tế bào T gây độc tế bào – loại bỏ các tế bào khối u . ẢNH MÌNH HỌA: SHUTTERSTOCK
Thông qua nghiên cứu của mình, tiến sĩ Pardi và những người khác, bao gồm các nhà nghiên cứu chế tạo vắc xin BioNTech và Moderna – giáo sư Drew Weissman, chuyên về các bệnh truyền nhiễm tại Trường Y Perelman, và phó giáo sư Katalin Karikó, từ Trường Y Perelman, thuộc Đại học Pennsylvania (Mỹ) – kiêm Phó chủ tịch cấp cao của BioNTech, đã phát hiện ra rằng, vắc xin mRNA không chỉ có thể thúc đẩy phản ứng kháng thể mạnh mẽ để chống lại những tác nhân ngoại lai xâm nhập vào cơ thể, như Covid-19, mà còn kích thích tế bào T gây độc phản ứng mạnh mẽ.
Điều đó rất quan trọng vì những tế bào T này có thể t.iêu d.iệt tế bào ung thư. Những tế bào này chỉ cần được biến đổi hoặc được kích thích là đã có thể tìm và t.iêu d.iệt được tế bào ung thư, theo Penn Today.
Tiên sĩ Pardi, hiện đang dẫn đầu các nghiên cứu về vắc xin mRNA để điều trị ung thư và các bệnh khác, cho biết: “Vắc xin điều trị ung thư thành công sẽ tạo ra phản ứng mạnh mẽ của tế bào T, đặc biệt với tế bào T CD8 , đây là những tế bào có khả năng t.iêu d.iệt tế bào ác tính”.
“Vắc xin điều trị ung thư sẽ được tiêm cho bệnh nhân ung thư nhằm mục tiêu thúc đẩy các tế bào T gây độc tế bào – loại bỏ các tế bào khối u”, theo Penn Today.