Tiến sĩ Kidong Park, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đ.ánh giá dịch tại Việt Nam đang ở “giai đoạn rất nghiêm trọng”, cần huy động nhân lực, vật lực nhằm đảm bảo hệ thống y tế không quá tải.
Trả lời phỏng vấn của VnExpress ngày 24/7, ông Kidong Park đ.ánh giá số ca nhiễm đang gia tăng ở nhiều nơi trên cả nước.
Từ ngày 27/4 đến sáng 24/7, tổng số ca nhiễm tại Việt Nam là hơn 83.000. Dịch xuất hiện ở 62 tỉnh thành, chỉ còn Cao Bằng là chưa ghi nhận ca nhiễm trong đợt dịch này. 5 tỉnh thành ghi nhận số ca nhiễm nhiều nhất là TP HCM 52.544, Bình Dương 6.499, Bắc Giang 5.735, Long An 3.856, Đồng Nai 1.864.
Bộ Y tế hôm 14/7 thay đổi phác đồ điều trị Covid-19, theo hướng tập hợp mọi nguồn lực để điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, giảm thiểu tỷ lệ t.ử v.ong. Thời gian điều trị Covid-19 được rút ngắn đối với các F0 không triệu chứng, cách ly F0, F1 tại nhà.
“Giai đoạn dịch hiện nay, nhằm đảm bảo hệ thống y tế không quá tải, Việt Nam cần thận trọng lập kế hoạch, huy động đủ nhân lực, vật lực và tài chính tùy theo bối cảnh của từng địa phương”, ông Park khuyến nghị.
Bài học chung thế giới rút ra từ đại dịch thời gian qua là mỗi quốc gia cần có một hệ thống y tế mạnh, nguồn lực bền vững để xử lý các thách thức từ công tác chống dịch, bao gồm khả năng giảm thiểu ca t.ử v.ong, điều trị người bệnh và chăm sóc người đang cách ly, theo ông Park.
Các chuyên gia cho rằng, theo kinh nghiệm điều trị, bệnh Covid chia thành nhiều giai đoạn tiến triển, cần có phác đồ điều trị phù hợp với từng giai đoạn. Phần lớn người bệnh có triệu chứng nhẹ hoặc trung bình; rất nhiều người thậm chí không có biểu hiện gì. Tỷ lệ nhỏ bệnh nhân phát triển thành bệnh nặng, cần nhập viện và có thể cần phải thở oxy, thở máy.
Trong đó, oxy là một trong những nguồn cứu sinh cần thiết đối với bệnh nhân Covid-19 bị khó thở hoặc viêm phổi. “Điều đáng mừng là Việt Nam đang chuẩn bị cho kịch bản cần cung cấp nhiều oxy hơn”, ông Park nói.
Bài Viết Liên Quan
- Bí ẩn của những người có bộ xương khỏe nhất thế giới
- Những thủ thuật tuyệt vời khi ăn uống giúp bạn giảm cân
- Hơn 12.000 người Nghệ An nhiễm HIV
Tiến sĩ Kidong Park, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam. Ảnh: WHO cung cấp
Về chiến lược chống dịch hiện nay của Việt Nam , tiến sĩ Park cho rằng các biện pháp xã hội và y tế công cộng toàn diện, cộng với việc tiêm chủng cho các nhóm dân cư dễ tổn thương, rất quan trọng để ngăn chặn virus lây lan, làm giảm tỷ lệ t.ử v.ong. Thực hiện kết hợp các biện pháp mạnh mẽ, xác định nhanh những ca dương tính, cách ly và kiểm dịch là chìa khóa quản lý các ổ dịch.
Các biện pháp giãn cách xã hội cần được áp dụng dựa trên đ.ánh giá nguy cơ và tình hình thực tế ở địa phương, xem xét tác động đối với nền kinh tế, phúc lợi chung của xã hội và của mỗi cá nhân.
Mọi người dân cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa cần thiết, ở cấp độ cá nhân và cộng đồng, ví dụ như thông điệp 5K.
Vaccine là chìa khóa để kiểm soát đại dịch. Nhân viên y tế và lao động tuyến đầu, người già, người dễ tổn thương, cần được ưu tiên tiêm vaccine, bảo vệ họ khỏi triệu chứng nặng và nguy cơ t.ử v.ong.
“Cơ chế Covax đang nghiêm túc xem xét Việt Nam là một trong những quốc gia cần được phân bổ nhiều vaccine Covid-19 hơn”, ông Park cho biết.
Tính đến ngày 23/7, Covax đã chuyển hơn 138 triệu liều vaccine Covid-19 đến 136 quốc gia và nền kinh tế. Việt Nam nhận được 4.493.240 liều từ Covax. Dự kiến thêm 3 triệu liều về Việt Nam vào cuối tuần này, từ lượng vaccine do Chính phủ Mỹ tài trợ thông qua Covax.
WHO đề xuất chiến lược dập dịch cho Việt Nam
Tiến sĩ Kidong Park, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, cho rằng để đối phó đợt bùng phát hiện nay cần nỗ lực và bền bỉ duy trì các biện pháp y tế công cộng, biện pháp giãn cách và vaccine.
– Ông nhận định như thế nào về tình hình dịch tại TP HCM và các tỉnh, thành phía Nam hiện nay?
– Việt Nam đang trong đợt bùng phát Covid-19 với nhiều thách thức hơn so với các đợt dịch trước.
Có nhiều yếu tố góp phần vào tình trạng bùng phát dịch. Đầu tiên, bùng phát dịch bắt đầu với nhiều chùm trường hợp bệnh được báo cáo đồng thời ở nhiều cơ sở (bệnh viện, khu công nghiệp, cơ sở kiểm dịch, chợ, cộng đồng) và nhanh chóng lan rộng ra nhiều tỉnh, thành phố.
Thứ hai, các biến thể đáng lo ngại với khả năng lây truyền cao hơn, như biến thể Alpha (lần đầu phát hiện tại Anh) và biến thể Delta (lần đầu phát hiện tại Ấn Độ), được coi là nguyên nhân gây ra các đợt bùng phát dịch hiện nay.
Vẫn có những chùm trường hợp không rõ nguồn lây được báo cáo từ một số tỉnh phía Nam.
WHO công nhận Việt Nam đã ứng phó với các chùm trường hợp bệnh bằng những hành động quyết liệt. Các ổ dịch ở nhiều tỉnh, thanh phố đã phần lớn được kiểm soát, mặc dù vẫn còn một số địa phương phải tiếp tục đối mặt với tình hình đầy thách thức, như TP HCM.
WHO tin rằng, với năng lực của mình, Việt Nam có thể ngăn chặn đợt bùng phát dịch lần này thông qua cách tiếp cận toàn xã hội, đã được Ban Chỉ đạo Quốc gia dẫn dắt ngay từ khi bắt đầu đại dịch.
Ông Kidong Park, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam. Ảnh: WHO cung cấp.
– Theo ông, cần tập trung vào các chiến lược căn cơ nào để dập được dịch?
– Kiểm soát các ổ dịch Covid-19 không chỉ là trách nhiệm của ngành y tế. Nó cần sự phối hợp hành động của tất cả các ban, ngành và sự tuân thủ của người dân.
Các biện pháp y tế công cộng như truy vết tiếp xúc, xét nghiệm, cách ly cần được thực hiện nghiêm túc và tăng cường hơn nữa. Các biện pháp giãn cách xã hội bao gồm phong tỏa mục tiêu có thể được áp dụng dựa trên đ.ánh giá nguy cơ. Việc truyền thông tới công chúng phải thường xuyên và đáng tin cậy để đảm bảo mọi người áp dụng các biện pháp 5K.
Bên cạnh đó, cũng cần tăng tỷ lệ bao phủ vaccine phòng Covid-19 cho nhân viên y tế, cán bộ tuyến đầu chống dịch và nhóm dân số có nguy cơ cao như người già và người mắc các bệnh nền không lây nhiễm.
Việt Nam đang đi đúng hướng trong việc xử lý các ổ dịch hiện tại trong nước, bao gồm cả điểm nóng còn lại ở các tỉnh. Tuy nhiên, đợt bùng phát hiện nay có nhiều thách thức và cần nhiều thời gian hơn để kiểm soát, đòi hỏi những nỗ lực bền bỉ và nỗ lực tập thể theo cách tiếp cận toàn xã hội.
WHO đã, đang và tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để cung cấp bằng chứng khoa học cập nhật nhất nhằm hỗ trợ Chính phủ trong quá trình đưa ra quyết định ứng phó với dịch bệnh.
– Hiện có hai luồng ý kiến ở Việt Nam, một là phong tỏa gay gắt, chấp nhận hy sinh về kinh tế; hai là chọn giải pháp sống chung với virus, giãn cách phù hợp tùy tình hình từng khu vực, đồng thời đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng. Theo ông, chiến lược nào là phù hợp với bối cảnh Việt Nam?
– WHO ủng hộ chiến lược ứng phó tùy thuộc và rủi ro thực tế, cân bằng giữa các mục tiêu kép là kiểm soát dịch bệnh và phát triển kinh tế. Cần thường xuyên điều chỉnh chiến lược theo diễn biến dịch.
Dù vaccine là công cụ cần thiết để bảo vệ cộng đồng, hiện còn nhiều thách thức về nguồn cung và công tác phân phối. Sẽ mất một thời gian để đạt miễn dịch cộng đồng, tác động đến sự lây lan của virus. Vì vậy, chúng ta phải tiếp tục thực hiện một loạt biện pháp y tế công cộng để giảm nguy cơ lây truyền, chẳng hạn biện pháp 5K: đeo khẩu trang; rửa tay và khử trùng; giữ khoảng cách; không tụ tập đông người; và khai báo y tế.
Nguồn cung vaccine sẽ tiếp tục là một thách thức, không chỉ đối với Việt Nam mà nhiều nước thế giới. Chính phủ cần phân bổ vaccine cho những người cần nhất.