Chuyên gia điều trị bệnh tâm thần khuyến cáo người dân cần bình tĩnh sống chung với đại dịch Covid-19 bằng việc duy trì các thói quen lành mạnh.
Hiện nay tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Giáo sư Cao Tiến Đức, Chủ nhiệm khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103, cho hay trong bối cảnh này, số bệnh nhân mắc các chứng bệnh tâm thần có xu hướng tăng.
Sợ hãi, cáu gắt vì căng thẳng
Gần đây, Giáo sư Đức tiếp nhận một nữ bệnh nhân 40 t.uổi, là nông dân. Bà tới khám và điều trị ngoại trú, được bác sĩ chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu.
Chia sẻ với Giáo sư Đức, người phụ nữ cho biết từ khi có dịch Covid-19, bà luôn lo sợ bị lây nhiễm, không dám đi ra ngoài và tiếp xúc người khác.
Tình trạng kéo dài khiến bà bị rơi vào tình trạng ăn kém, ngủ ít, hay cảm thấy ngột ngạt, khó thở, tê bì tay chân, nóng lạnh bất thường. Đôi lúc, bà đột ngột vã mồ hôi, buồn nôn, chướng bụng, đầy hơi, có cảm giác u cục ở họng…
Thậm chí, nhiều thời điểm, bà lên cơn hốt hoảng, sợ hãi, đặc biệt khi có các yếu tố liên quan đến Covid-19 như tiếp xúc với người lạ, trường hợp liên quan đến vùng dịch.
“Khi nghe tin có người t.ử v.ong vì Covid-19, bênh nhân có triệu chứng mạch nhanh, huyết áp tăng, đổ mồ hôi, run rẩy, căng cứng cơ, cảm giác như nghẹt thở”, Giáo sư Đức kể.
Với bệnh nhân này, Giáo sư Đức đã điều trị bằng cách giải tỏa lo âu, chống trầm cảm, dùng vitamin, dưỡng não… Hiện tại, nữ bệnh nhân có tiến triển tốt hơn, không còn lo sợ như trước.
Bài Viết Liên Quan
- Mượn s.úng hơi chơi thử, lỡ tay tự b.ắn vào chính mình
- Mẹo đơn giản giúp bạn giảm khẩu phần ăn và giảm cân
- Mỹ: Con dâu cắt bỏ tử cung, mẹ chồng mang thai hộ và sinh cháu nội
Giáo sư Cao Tiến Đức, Chủ nhiệm khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103. Ảnh: HQ.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Viết Chung, khoa Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện E, cũng chia sẻ ca bệnh là nhân viên văn phòng tại Hà Nội.
Ngày 13/7, nữ bệnh nhân đã vào Bệnh viện E và được bác sĩ Chung chẩn mắc stress do công việc.
Lý do là khi dịch bệnh Covid-19 phức tạp, công việc của chị bận rộn hơn với nhiều giấy tờ, con số gây căng thẳng. Chị bắt đầu có triệu chứng mất ngủ, căng thẳng, hay gặp ác mộng, tính tình thay đổi, hay cáu gắt.
Sau một tuần, nhờ có sự can thiệp của bác sĩ, nữ bệnh nhân ổn hơn khi có giấc ngủ ngon hơn trước.
Dấu hiệu cảnh báo bệnh tâm thần
Giáo sư Cao Tiến Đức cho hay những trường hợp trên không phải hiếm trong thời điểm này. Đa số bệnh nhân đến điều trị nội trú là những trường hợp nặng. Các chứng bệnh hay gặp là rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, lo âu, rối loạn stress sau sang chấn (PTSD).
Bên cạnh đó, nhiều người có các bệnh cơ thể cũng xuất hiện thêm các rối loạn tâm thần. Nhiều bệnh nhân có bệnh lý tâm thần cũ bị tái phát, nặng lên trong đại dịch.
“Khi vấn đề kinh tế ngày càng trở nên khó khăn, xung quanh đại dịch Covid-19 có nhiều bất ổn, ý tưởng t.ự s.át có thể xuất hiện. Một số nghiên cứu thấy tỷ lệ t.ự s.át không tăng trong đại dịch nhưng có tăng sau các đợt bùng phát”, Giáo sư Đức cho hay.
Theo Giáo sư Đức, bệnh lý tâm thần có thể khởi đầu bằng các triệu chứng như buồn chán, mệt mỏi, lo sợ, hoang tưởng ảo giác, kích động. Bệnh nhân có hành vi nguy hiểm như t.ự s.át hoặc tấn công người xung quanh.
Bệnh nhân có thể khởi phát bằng các triệu chứng cơ thể như đau đầu, chóng mặt, ù tai, buồn nôn, đau ngực, khó thở, rối loạn nhịp tim, huyết áp, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, đau vai gáy, cơ xương khớp…
Chuyên gia này cho hay đại dịch Covid-19 rất nguy hiểm, lây lan nhanh, nhiều trường hợp bệnh nặng, tỷ lệ t.ử v.ong cao dẫn tới mất người thân. Nhiều người phải cách ly tập trung xuất hiện tâm lý sợ lây chéo, không được giao tiếp cộng thêm việc lo lắng cho người thân, cha mẹ già, con nhỏ không có người chăm sóc… Người ở nhà thì lo lắng cho người thân đang phải cách ly, điều trị.
Trong đại dịch Covid-19, người dân còn lo nghĩ thu nhập bị ảnh hưởng, mùa màng bị thất thu, việc tiêu thụ nông sản khó khăn… Họ có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe, sự an toàn và hạnh phúc.
“Sau các đợt dịch bùng phát, một số người tìm thấy những điểm mạnh mới về cảm xúc và ý chí. Tuy nhiên, người dân có thể mắc các bệnh lý tâm thần như rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, lo âu, rối loạn stress. Những người mắc Covid-19; trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh tâm thần như người già, suy giảm chức năng miễn dịch; người sử dụng chất gây nghiện và các bệnh lý tâm thần có từ trước sẽ tăng nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần”, Giáo sư Đức nói.
Bác sĩ Chung cũng cho biết Covid-19 ảnh hưởng tới sức khoẻ, tâm thần của mọi người. Vì vậy, khi có các biểu hiện bất thường, người dân cần đi khám ngay.
Đó có thể là cảm giác khó ngủ, giấc không đủ, hay tỉnh giữa đêm, khi dậy thấy mệt mỏi. Trạng thái hay gặp nhất ở bệnh nhân là mệt mỏi mạn tính, cơ thể không có năng lượng, động lực làm việc.
Cảm xúc bệnh nhân thay đổi, dễ cáu gắt, nóng giận, nhỏ nhen hơn trước, không kiểm soát được cảm xúc của mình. Trong người thường xuyên lo lắng, suy nghĩ quá nhiều, mất tập trung, dẫn tới không làm được việc gì.
Dịch Covid-19 căng thẳng khiến nhiều người hoang mang. Ảnh: Hà Văn Đạo.
Bác sĩ Chung chia sẻ người dân nên bình tĩnh, sống chung an toàn trong dịch Covid-19. Chúng ta nên có một thời khóa biểu và cố gắng thực hiện, chẳng hạn thức dậy và đi ngủ vào những thời điểm tương tự mỗi ngày.
Người dân nên giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên ăn các bữa ăn lành mạnh, đúng giờ, luyện tập thể dục đều đặn, phân bổ thời gian cho làm việc, nghỉ ngơi, dành cho bản thân những việc yêu thích.
Theo Giáo sư Đức, bệnh tâm thần rất nguy hại, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, công việc, hạnh phúc gia đình, có thể xuất hiện ý tưởng t.ự s.át và hành vi tiêu cực.
Mỗi người cần chấp hành các quy định về chống dịch của ngành y tế, cơ quan chức năng như 5K, chỉ thị giãn cách… Người dân nên tập thể dục, ăn uống đầy đủ, tránh lạm dụng chất, chơi game nhiều, cờ bạc…, tạo cho bản thân có niềm tin, ý chí để vượt qua đại dịch.
Bé chào đời nặng gần bằng em bé hai tháng t.uổi
B.é t.rai chào đời nặng 5,2 kg tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước, khỏe mạnh, tương đương trọng lượng em bé khoảng hai tháng t.uổi.
Bác sĩ Trần Vạn Nhiệm, Trưởng Khoa Sản, cho biết sản phụ 33 t.uổi nhập viện, trưa 11/7. Các bác sĩ đ.ánh giá thai nhi to, trọng lượng lớn hơn bình thường nên chỉ định sinh mổ.
Theo bác sĩ Nhiệm, đây là em bé sơ sinh có cân nặng lớn nhất từ trước tới nay tại bệnh viện. Hiện, sức khỏe sản phụ và b.é t.rai đều ổn định.
“Thông thường, người mẹ bị đái tháo đường, lớn t.uổi, dung nạp quá nhiều tinh bột, nặng cân, dễ sinh ra con nặng cân”, bác sĩ Nhiệm phân tích. Sản phụ này không mắc bệnh nền, thể trạng trước khi mang thai tầm 65 kg, có thể lý giải được một phần sự hấp thụ dinh dưỡng tốt từ mẹ sang bé, theo bác sĩ.
B.é t.rai chào đời nặng 5,2 kg. Ảnh do bệnh viện cung cấp.
Theo bác sĩ Nhiệm, cân nặng của trẻ sơ sinh trung bình khoảng 2,8-3,5 kg nếu sinh đủ tháng. Bé nặng hơn 4 kg được gọi là thai to. Trẻ sơ sinh nặng cân cần được theo dõi sát sao, nguy cơ cao hạ đường huyết vì nhu cầu năng lượng nhiều hơn.
Bác sĩ không khuyến khích các trường hợp thai lớn. Mẹ bầu nên có chế độ ăn uống hợp lý, thường xuyên khám thai định kỳ, thực hiện các tầm soát trước và trong thai kỳ để kiểm soát cân nặng của thai nhi.
Trẻ sơ sinh cân nặng lớn thì bố mẹ cần phải theo dõi thường xuyên. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe thì cần cho bé đến các cơ sở y tế để thăm khám.
Bé sơ sinh nặng nhất Việt Nam đến nay là em bé sinh ở Vĩnh Phúc tháng 10/2017, nặng 7,1 kg.
Bé chào đời nặng gần 6 kg 26 Thần tốc mổ bắt con cứu bà bầu nguy kịch 43