Theo tìm hiểu của PV Báo Sức khoẻ & Đời sống, nhiều sản phẩm Kit test nhanh COVID-19 đang được “chào hàng” rầm rộ trên mạng xã hội không rõ nguồn gốc và được thẩm lậu vào nội địa qua đường xách tay…
Ngày 20/7, thông tin từ Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, đơn vị này đang phối hợp với Đội Chống buôn lậu – Phòng PC03, Công an Hà Nội làm rõ vụ buôn bán que test nhanh COVID-19 không có hóa đơn chứng từ.
Vụ việc được Đội Quản lý thị trường số 14 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) và PC03 phát hiện tại cơ sở xoa bóp bấm huyệt ở tầng 3, chung cư HH3B Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ 1.000 bộ test COVID-19 nhanh mang nhãn hiệu NASOCHECKcomfort của CHLB Đức, toàn bộ số que test trên không có hóa đơn, chứng từ.
Bước đầu, chủ cơ sở khai mua số que test COVID-19 kể trên của Nguyễn Tiến Vĩnh (SN 1979; kinh doanh tại số 69 ngách 12 ngõ 470 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội).
Ngay sau đó, lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra đối với địa điểm kinh doanh của Vĩnh, phát hiện, thu giữ 2.100 bộ test COVID-19 cùng chủng loại NOSOCHECKcomfort, tất cả đều không chứng mình được nguồn gốc xuất xứ.
Bài Viết Liên Quan
- 11 cách giúp bệnh nhân ung thư tự chăm sóc bản thân
- Lần đầu ngành Y miền Trung nội soi cắt gan cho bệnh nhân ung thư
- T.ình d.ục giúp bạn sống lâu hơn như thế nào? 12 lợi ích tuyệt vời của t.ình d.ục với sức khỏe
Lực lượng chức năng thu giữ lô que test COVID-19 không có hóa đơn, chứng từ.
Trước đó, vào tháng 6/2021, Đội QLTT số 1 – Cục QLTT thành phố Hà Nội cũng phát hiện một cơ sở kinh doanh trang thiết bị y tế thuộc Công ty Cổ phần Tổng hợp Lâm Khang tại số 151 C3 Khu Đô thị Đại Kim, Hoàng Mai có số lượng lớn test thử nhanh COVID-19 được mua trên mạng xã hội, không có hóa đơn chứng từ hợp pháp.
Theo ghi nhận của PV Báo Sức khoẻ & Đời sống, trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, gần đây, trên mạng xã hội liên tục xuất hiện tình trạng rao bán kit test nhanh COVID-19 với giá chỉ từ vài trăm nghìn đồng đến một triệu đồng. Đã có rất nhiều người dân, tự mua các sản phẩm này về để sử dụng.
Khảo sát trên các hội nhóm mua bán kit test nhanh COVID-19, phóng viên đều được giới thiệu bộ sản phẩm với giá từ 125.000 đồng đến 380.000 đồng/bộ. Các chủ hàng quảng cáo mặt hàng xuất xứ từ nhiều nước như Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… Tuy nhiên khi hỏi hoá đơn, chứng từ thì những người này cho biết do là hàng xách tay từ nước ngoài về nên có giá rẻ và không cần giấy tờ gì cả (?).
Trên mạng xã hội rao bán số lớn kit test nhanh COVID-19 giá vài trăm nghìn đồng/bộ nhưng không có chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.
Điều đáng lo ngại, vì là sản phẩm trôi nổi, không có độ chính xác cao nên khi thử ra kết quả âm tính sẽ làm nhiều người dân mất cảnh giác, thoải mái đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người. Trong khi đó, kết quả có thể là dương tính thì vô cùng nguy hiểm, có nguy cơ phát tán và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
“Người dân cần tìm hiểu kỹ thông tin về sản phẩm, người bán, tuyệt đối không nên mua những mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bán trôi nổi trên mạng xã hội. Mọi người không nên hoang mang để các tổ chức, cá nhân lợi dụng kiếm lời bất chính, gây ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe bản thân”, một chuyên gia y tế cảnh báo.
Các chuyên gia đ.ánh giá, nhiều loại test nhanh đang bán trên mạng xã hội chỉ có độ nhạy khoảng 25%.
Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần hết sức cảnh giác bởi các kit xét nghiệm rao bán trên mạng xã hội bởi chưa biết sản phẩm có hiệu quả trong việc xét nghiệm xác định bị nhiễm virus SARS-CoV-2 hay không và đã được các cơ quan Việt Nam kiểm định cũng như được cấp phép lưu hành hay chưa?.
Mới đây, Sở Y tế TP HCM cũng có thông báo đến người dân không nên tự ý mua các loại kit test nhanh COVID-19 trôi nổi, không có tên trong danh mục được Bộ Y tế cấp phép, vì những sản phẩm này độ nhạy thấp, kết quả không chính xác dễ dẫn đến lây lan dịch bệnh nếu cho âm tính giả.
22 chốt chặn đồng loạt kiểm soát chặt chẽ người và xe ra vào TP Hà Nội
Từ 6h sáng 14/7, 22 chốt kiểm dịch Covid-19 tại các tuyến đường cửa ngõ thủ đô đồng loạt triển khai kế hoạch, kiểm soát chặt chẽ toàn bộ lưu lượng người và phương tiện ra vào TP Hà Nội.
Thực hiện Công điện của UBND thành phố Hà Nội về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Công an Hà Nội chủ trì, phối hợp với các lực lượng khác tổ chức 22 chốt trực để kiểm soát toàn bộ lưu lượng phương tiện vận tải hành khách, gắn với di chuyển biến động của lực lượng lao động, người dân giao thương giữa Hà Nội và các tỉnh, thành khác.
Theo ghi nhận của phóng viên, vào lúc 6h sáng 14/7, tại chốt kiểm dịch Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ (Km188), huyện Thanh Trì, lực lượng chức năng bao gồm các đơn vị như Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông, cán bộ y tế, Bộ Tư lệnh Thủ đô, cán bộ tư pháp… đã có mặt để triển khai nhiệm vụ.
Theo một cán bộ tại đây này cho biết, các chốt kiểm soát phương tiện vận tải, xe ô tô cá nhân vào thành phố; đảm bảo an ninh trật tự; hướng dẫn, phân luồng giao thông. Ngoài ra, các đơn vị còn đo thân nhiệt, khai báo y tế, kiểm tra công tác phòng chống dịch trên xe và xét nghiệm nhanh Covid-19 trong trường hợp nghi ngờ…
Cận cảnh bộ xét nghiệm Test nhanh Covid-19 tại chốt kiểm dịch trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ được chuẩn bị sẵn khi có trường hợp cần sử dụng tới.
Cũng theo ghi nhận, tại chốt kiểm dịch trên quốc lộ 5, đoạn qua cây xăng Vĩnh An (Trâu Quỳ, Gia Lâm), lực lượng chức năng cũng đã có mặt từ rất sớm để thực hiện nhiệm vụ.
Hơn 4h sáng, lực lượng quân đội đã có mặt để dựng lều, lập chốt kiểm soát người ra vào thành phố.
Hàng loạt hành khách trên các phương tiện vận tải, xe khách đồng loạt xuống xe, xếp hàng khai báo y tế.
Lực lượng y tế tiến hành đo thân nhiệt cho người dân di chuyển vào địa bàn thành phố Hà Nội.
Thời gian hoạt động của các chốt này sẽ diễn ra 24/24h, chia làm 4 ca.
Đặc biệt, các chốt kiểm soát c.hặt n.gười từ các tỉnh, thành phố đang có dịch nhưng không gây ách tắc phương tiện vận tải, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ở mức cao nhất trong điều kiện dịch bệnh.