Một số thống kê cho thấy, khoảng 20% người bệnh ung thư c.hết do suy dinh dưỡng nặng trước khi c.hết vì ung thư.
Theo tiến sĩ, b ác sĩ Lưu Ngân Tâm, Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Chợ Rẫy, 5 quan niệm sai lầm phổ biến về dinh dưỡng mà bệnh nhân ung thư cần tránh.
Thứ nhất, ăn thật kiêng khem hay chỉ ăn toàn gạo lứt, muối mè trong thời gian dài để khối u bị đói, không phát triển thêm. Bác sĩ Tâm khẳng định, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh kiểu ăn kiêng khem tác dụng làm khối ung thư nhỏ lại hoặc không di căn. Ngược lại, ăn quá ít trong thời gian dài làm cho cơ thể thiếu năng lượng, suy kiệt và có thể t.ử v.ong.
Thứ hai, ăn/uống thực phẩm chức năng có thể khỏi bệnh, không cần điều trị ung thư. Bác sĩ Tâm cho biết, chất dinh dưỡng không thể ngăn chặn sự phát triển của ung thư nên không thể điều trị bệnh. Tuy nhiên, dinh dưỡng đúng cách có thể cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, tăng miễn dịch, tăng cường thể chất cho người bệnh.
Thứ ba, kiêng hoàn toàn thịt đỏ (heo, bò…) sẽ giảm cung cấp m.áu (chứa vitamin B12, sắt) cho khối u phát triển. Sự thật là vitamin B12 hay sắt không chỉ có trong thịt đỏ mà còn trong đạm động vật khác. Kiêng khem các thực phẩm này có thể gây ra thiếu đạm, cản trở quá trình lành vết thương, giảm khả năng phòng ngừa n.hiễm t.rùng.
Chế độ dinh dưỡng, tinh thần lạc quan, tập luyện thể chất… rất quan trọng với người bệnh ung thư.
Thứ tư, không ăn thực phẩm hay uống thức uống giàu vitamin C sau mổ để tránh vết mổ chảy nước vàng. Quan niệm này không đúng. Vitamin C giúp phát triển collagen, tăng cường sức đề kháng và thúc đẩy nhanh quá trình liền vết mổ.
Thứ năm, không uống sữa dinh dưỡng với suy nghĩ để khối u không phát triển thêm. Theo chuyên gia, việc bổ sung sữa giàu năng lượng và các chất dinh dưỡng là cần thiết. Việc này giúp người bệnh phục hồi, góp phần cải thiện kết quả điều trị, nâng cao chất lượng sống.
Bác sĩ Tâm cho hay, ung thư khiến người bệnh biếng ăn là do khối u gây ra hoặc tác dụng phụ của quá trình điều trị, do bệnh nhân chán nản, trầm cảm, đau khi ăn… Hậu quả là người bệnh bị sụt cân nhiều, suy dinh dưỡng, yếu sức hoặc suy kiệt nặng.
Thống kê cho thấy có đến 20% người bệnh ung thư c.hết do suy dinh dưỡng nặng trước khi c.hết vì ung thư.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư đặc biệt quan trọng. Khi bệnh nhân bị giảm bạch cầu, chế độ ăn uống cần đảm bảo vệ sinh, thực phẩm sạch, ăn chín, uống sôi, hạn chế tiếp xúc nhiều người để giảm nguy cơ bị lây nhiễm bệnh.
Khi bệnh nhân ung thư đã ở giai đoạn ổn định sau mổ, cần ăn như bình thường và đa dạng thức ăn. Bác sĩ khuyến cáo, người bệnh cần thường xuyên ăn thịt trắng như cá, gia cầm, trứng (2 trứng/tuần), đậu, dầu ăn, cải, mè. Bên cạnh đó, cần tập luyện thể chất đều đặn, phù hợp theo t.uổi, tình trạng sức khỏe.
Người bệnh ung thư chạy khắp thành phố tìm nơi chụp PET/CT
Những ngày này, nhiều bệnh nhân đang phải chạy loanh quanh khắp TP.HCM tìm nơi chụp PET/CT, thế nhưng sớm nhất, họ cũng phải chờ một tháng sau mới đến lượt.
Hết thuốc, máy đóng băng
Chiều 19/5, bệnh nhân T.T.N (đã đổi tên, bị ung thư thực quản) cầm giấy chỉ định chụp PET/CT – 1 kỹ thuật hiện đại trong chẩn đoán, điều trị ung thư trở lại gặp bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ, trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện TP Thủ Đức, với cái lắc đầu.
Anh đã tìm đến khắp các bệnh viện có máy chụp PET/CT trong TP.HCM nhưng không được nhận.
Người bệnh phải chờ 1 tháng để được chụp PET/CT tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Bác sĩ Vũ cho hay, bệnh nhân này có một số hạch quanh khối u thực quản và trung thất. Ông đã chỉ định PET/CT để nhận định đây là hạch di căn hạch hay hạch viêm. Nếu chưa di căn, bệnh nhân có thể được tiến phẫu thuật. Nhưng nếu kết quả PET/CT cho thấy các hạch tăng hoạt tính theo hướng đã có di căn hạch, thì bệnh nhân phải chuyển sang hóa trị hoặc phối hợp hóa xạ trị.
” PET/CT là kỹ thuật hiện đại, rất cần thiết trong những ca bệnh ung thư khó mà chụp CT hay MRI vẫn còn nghi ngờ. Thế nhưng hiện tại, bệnh nhân ung thư đang phải chạy “vòng vòng” khắp TP.HCM mà không thể chụp được. Đây là thiệt thòi và ảnh hưởng lớn đến người bệnh”, bác sĩ Vũ chia sẻ.
Chiều 19/5, theo nguồn tin từ Bệnh viện Quân y 175, hệ thống máy PET/CT của Trung tâm Ung bướu bệnh viện này đang ngưng nhận đăng ký chụp mới. “Thiếu thuốc cản quang, thiếu thuốc phóng xạ nên máy không hoạt động được”, người này chia sẻ.
Ghi nhận tại Bệnh viện Chợ Rẫy cùng ngày, nhân viên khu đăng ký chụp PET/CT tư vấn, người bệnh phải chờ đến ngày 17/6 mới đến lượt. Hiện danh sách chờ đã kín, bệnh nhân có thể đăng ký tên, số điện thoại, bệnh viện sẽ gọi điện thông báo khi gần đến ngày.
Việc đăng ký giữ chỗ không mất bất kỳ chi phí nào. Tuy nhiên, sự chờ đợi là quá sức với người bệnh ung thư.
Khoa Y học hạt nhân, Bệnh viện Chợ Rẫy.
Nhân viên này giải thích, bệnh nhân từ Bệnh viện Nhân dân 115, Quân y 175, Ung bướu dồn về nên gia tăng đột biến. Trong khi đó, Bệnh viện Chợ Rẫy chỉ có thể thực hiện cho khoảng 10 bệnh nhân/ngày. Đáng ngại hơn, từ ngày 20/5, Bệnh viện này cũng tạm ngưng chụp PET/CT vì lý do bảo trì máy trong khoảng 1 tuần.
Điều này đồng nghĩa với việc, tạm thời không có bệnh viện công lập nào ở TP.HCM chụp PET/CT. Người bệnh ung thư rất có thể phải tính phương án ra Đà Nẵng hoặc Hà Nội để thực hiện kỹ thuật này.
Chờ đợi đến bao giờ?
Chia sẻ với VietNamNet, anh S.T nói, sáng 19/5, anh vừa kịp đưa mẹ đến chụp PET/CT tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Sau đó, đưa kết quả sang Bệnh viện Ung bướu TP.HCM để bác sĩ đ.ánh giá, đưa ra phương án điều trị. Trước đó, mẹ anh nghi ngờ bị K phổi.
“Nhiều người đăng ký từ tháng 3 nhưng sáng nay mới được chụp cùng với mẹ tôi. Có người sẵn sàng bỏ ra 100 triệu để được làm ngay nhưng bệnh viện từ chối. Tôi nghĩ, họ cũng không muốn máy móc chậm trễ thế này nhưng người bệnh không biết trông chờ vào đâu”, anh T. tâm tư.
Theo bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ, PET/CT không áp dụng với tất cả bệnh nhân ung thư. Nhưng kỹ thuật này giúp phát hiện được các tổn thương di căn, đ.ánh giá được mức độ đáp ứng, nguy cơ tái phát ung thư và đặc biệt hiệu quả khi đ.ánh giá ca bệnh khó.
“Tôi không “thần thánh hóa” kỹ thuật PET/CT nhưng tình trạng hiện nay là thiệt thòi lớn của người bệnh. Lượng bệnh ung thư của TP.HCM và phía Nam rất lớn trong khi rất ít bệnh viện thực hiện kỹ thuật này”, bác sĩ Vũ lo lắng.
Tại TP.HCM, có 4 bệnh viện từng được trang bị hệ thống máy chụp PET/CT. Bao gồm: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Quân y 175, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM.
Trong đó, Bệnh viện Chợ Rẫy là nơi duy nhất hoạt động pha chế thuốc phóng xạ 18F-FDG phục vụ cho chụp PET/CT. Bệnh viện Ung bướu TP.HCM ngoài hệ thống máy tại cơ sở 1 (quận Bình Thạnh), sắp tới sẽ trang bị cho cơ sở 2 (TP. Thủ Đức). Tuy nhiên, thời điểm này, người bệnh của Bệnh viện Ung bướu cũng phải chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy để chụp PET/CT.