Nguy hiểm: Sợi thép của rây lọc cháo đ.âm x.uyên qua… amidan b.é g.ái 13 tháng t.uổi

Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiến hành gắp thành công dị vật là sợi thép rơi ra từ dụng cụ lọc cháo ăn dặm, xuyên qua amidan trái của b.é g.ái 13 tháng t.uổi ở Nam Định.

nguy hiem soi thep cua ray loc chao dam xuyen qua amidan be gai 13 thang tuoi 9d9 6693597

Dị vật là sợi thép từ rây lọc đồ ăn. Ảnh: BVCC

Lấy sợi dây sắt dài 2cm cắm sâu vào họng bé 11 tháng t.uổi

Theo người nhà bệnh nhi, trưa ngày 28/9, bệnh nhi đang ăn cháo thì bỗng nhiên bỏ ăn, ho sặc sụa và nôn nhiều. Ban đầu gia đình chỉ nghĩ bệnh nhi bị viêm họng nên ho và nôn trớ, nhưng đến chiều tối thấy bệnh nhi nôn kèm m.áu, gia đình vội vàng đưa đến bệnh viện tỉnh để thăm khám.

Bệnh nhi được các bác sĩ chỉ định chụp X-quang cổ ngực thì được chẩn đoán theo dõi dị vật kim loại vùng sàn họng – miệng và chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục điều trị.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, sau khi được thăm khám, soi họng và đọc kết quả phim X-Quang, các bác sĩ xác định có dị vật kim loại đ.âm x.uyên qua amidan bên trái của bệnh nhi.

Bác sĩ Nguyễn Khắc Trưởng, Khoa Tai – Mũi – Họng, người trực tiếp gắp dị vật cho bệnh nhi cho biết: Nhận thấy dị vật mắc ở vị trí phức tạp, nguy cơ c.hảy m.áu cao, các bác sĩ đã nhanh chóng cho bệnh nhi làm các xét nghiệm cần thiết, rồi chuyển lên phòng mổ, gây mê và tiến hành gắp dị vật lấy ra được sợi thép nhỏ nhưng rất cứng và nhọn 2 đầu, dài 2cm.

Theo bác sĩ Trưởng, nếu không được gắp ra kịp thời, đoạn kim loại này có thể gây n.hiễm t.rùng và c.hảy m.áu, dẫn đến những hậu quả khó lường. Dị vật nguy hiểm nói trên được xác định là rơi ra từ rây lưới thép để lọc đồ ăn, bị lẫn vào cháo của bệnh nhi trong quá trình chế biến.

Từ trước đến nay, rây lọc vốn là một dụng cụ thường được dùng rất nhiều trong các gia đình có trẻ nhỏ khi chế biến thức ăn, giúp nghiền nhỏ cơm, cháo, các loại thịt cá, rau củ hay loại bỏ xương cá, gà, lợn… có trong cháo. Thế nhưng, trong trường hợp này, nó lại biến thành vật gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

Theo PGS.TS Nguyễn Tuyết Xương, Trưởng khoa Tai – Mũi – Họng, khoa thường xuyên tiếp nhận trẻ hóc dị vật như xương cá, xương lợn, xương gà, các hạt thực vật (lạc, na, ngô…), mảnh nhựa, đồ chơi, đồng xu, đồ chơi, cúc áo. Đặc biệt một số trường hợp trẻ nuốt phải các vật sắc nhọn như đinh vít, ghim sắt… đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ.

“Khi làm đồ ăn cho con, cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần thường xuyên kiểm tra dụng cụ, nếu có hỏng dù là 1 chút cũng nên thay mới để đảm bảo an toàn cho trẻ. Trong quá trình cho trẻ ăn, cũng cần chú ý quan sát đồ ăn để loại bỏ các dị vật bất thường. Trường hợp nghi ngờ con bị hóc, gia đình nên đưa đến ngay cơ sở y tế gần nhất, không nên tự chữa bằng mẹo vì có thể sẽ nguy hiểm hơn cho trẻ và gây thêm khó khăn cho các bác sĩ trong quá trình thăm khám, xử trí sau đó” – PGS.TS Nguyễn Tuyết Xương khuyến cáo.

Đau thần kinh tọa nguy hiểm thế nào mà khiến Mike Tyson phải ngồi xe lăn?

Võ sĩ huyền thoại Mike Tyson bị đau thần kinh tọa khiến ông không thể đi lại, thậm chí không thể nói chuyện. Cho tôi hỏi bệnh này có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách phòng tránh bệnh đau thần kinh tọa như thế nào ạ. Cảm ơn bác sĩ! (C.Tài, ở TP.HCM).

BS CKI. Võ Văn Long (Đơn vị Điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – Cơ sở 3) cho biết: Nguyên nhân thường gặp nhất của đau thần kinh tọa là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thường xảy ra sau một chấn thương hoặc vận động cột sống quá mức. Trong trường hợp là vận động viên của một số môn thể thao hoặc võ thuật hạng nặng sẽ có nguy cơ thoát vị đĩa đệm gây nên đau thần kinh tọa do quá trình tập luyện phát sinh những chấn thương hoặc sai tư thế đột ngột.

Yếu tố chấn thương trong thoát vị đĩa đệm có thể là chấn thương cấp hoặc vi chấn thương

– Chấn thương cấp: đau xuất hiện ngay trong hoặc sau những sang chấn mạnh (ngã từ trên cao xuống, trượt ngã khi mang vác nặng, cúi ngữa nâng vật nặng, thay đổi tư thế đột ngột trong khi mang vát nặng…). Chấn thương cấp thường gây bệnh cảnh điển hình đau thoắt lưng cấp rồi sau vài ngày hoặc vài tuần có thể gây đau lan dọc theo phân bố của rể thần kinh bị chèn ép (kiểu đau thần kinh tọa).

dau than kinh toa nguy hiem the nao ma khien mike tyson phai ngoi xe lan c96 6658289

Hình ảnh gần đây của Mike Tyson. Ảnh TWITTER

– Vi chấn thương: là những sang chấn, những quá tải cho cột sống thắt lưng không đủ mạnh như yếu tố chấn thương cấp nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần.

Ngoài ra một số nguyên nhân có thể gặp như sau:

– Viêm nhiễm tại chỗ: Virus, vi khuẩn độc chất, đái tháo đường.

– Thoái hóa cột sống (ở người cao t.uổi).

– Ung thư di căn cột sống (t.iền liệt tuyến, vú, buồng trứng…).

– Dị dạng bẩm sinh: thường do khuyết eo đốt sống, khuyết eo là yếu tố nguy cơ cao gây trượt đốt sống (các vị trí hay trượt L4-L5, L5-S1), trượt đốt sống có thể chèn ép rễ thần kinh (đau thần kinh tọa).

– Các nguyên nhân trong ống sống: u tủy và màng tủy, viêm màng nhện tủy khu trú, áp xe ngoài màng cứng vùng thắt lưng.

– Một số nguyên nhân hiếm gặp: dãn tĩnh mạch quanh rễ, dãn tĩnh mạch màng cứng, phì đại dây chằng vàng…

Tùy vào mức độ và vị trí chèn ép do thoát vị đĩa đệm tác động lên hệ thống thần kinh toạ sẽ gây ra các triệu chứng khác nhau. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như mất khả năng vận động chi dưới, teo cơ, rối loạn tiêu tiểu hoặc tiêu tiểu không tự chủ.

Triệu chứng thường gặp

Triệu chứng thường gặp khi bị đau thần kinh tọa như đau từ thắt lưng lan xuống chân và tùy theo vị trí tổn thương mà có biểu hiện vị trí đau, hướng lan khác nhau. Nếu tổn thương rễ L4 đau đến khoeo chân, tổn thương rể L5 đau lan tới mu bàn chân đến ngón chân cái, tổn thương rễ S1 đau lan đến lòng bàn chân đến ngón út. Một số trường hợp người bệnh không đau thắt lưng mà chỉ đau dọc theo chân.

Đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa là dữ kiện quan trọng nhất trong chẩn đoán. Đau có thể từng cơn, liên tục, tăng khi vận động và giảm khi nghỉ. Người bệnh bị đau tăng vùng thắt lưng khi ho hắt hơi (dấu hiệu Dejerine).

Cách phòng ngừa

– Giữ tư thế cột sống thẳng đứng khi ngồi lâu hoặc lái xe, có thể mang đai lưng hỗ trợ. Tránh các động tác nhanh, mạnh, đột ngột, sai tư thế, mang vác nặng, cúi ngửa thường xuyên.

– Luyện tập bơi lội hoặc yoga giúp tăng sức bền và sự linh hoạt khối cơ lưng. Luôn luôn tập khởi động trước khi bắt đầu các động tác: bơi lội, chạy, thể thao…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *