Dịch tả đang lan rộng tại Syria, với hàng nghìn người nhiễm bệnh, trong đó đã có hơn 60 ca t.ử v.ong.
Điều kiện vệ sinh kém tại Syria là một trong những nguyên nhân bùng phát dịch tả. Ảnh: Anadolu Agency
Dẫn một thông cáo báo chí của tổ chức quốc tế Caritas có trụ sở tại Đức, kênh truyền hình RT đưa tin số ca mắc bệnh tả ở Syria đang tăng mạnh trong đợt bùng phát trên khắp đất nước.
Tổ chức cứu trợ nhân đạo Caritas bày tỏ nỗi lo ngại về thực trạng trên, lưu ý đợt bùng phát này rất bất thường ở Trung Đông và Syria.
Giám đốc Caritas phụ trách khu vực Trung Đông Christoph Klitsch-Ott cảnh báo: “Tình trạng nghèo đói đã gia tăng trong nhiều năm kéo theo điều kiện vệ sinh kém, đặc biệt đối với những người tị nạn và mất mát nhà cửa. Đây cũng là nơi dẫn tới sự hoành hành của căn bệnh điển hình cho sự nghèo đói này”.
Theo Caritas, từ đầu tháng 9 đến thời điểm hiện tại, Syria ghi nhận ít nhất 13.509 ca mắc tả. Trên 60 người đã t.ử v.ong sau khi mắc các triệu chứng của căn bệnh – bao gồm ỉ.a c.hảy và nôn mửa. Giới chuyên gia tin rằng những bể nước uống và rau củ quả bị ô nhiễm là thủ phạm đứng sau đợt bùng phát này.
Caritas chỉ ra 12 năm chiến tranh đã gây thiệt hại lớn đối với cơ sở hạ tầng vệ sinh của Syria. Khoảng 13 triệu người tại nước này không được tiếp cận với nước sạch và các thiết bị vệ sinh. Tình trạng càng trở nên đặc biệt nghiêm trọng ở các trại tị nạn, nơi mọi người bị buộc phải sống trong không gian hẹp và hạn chế tiếp cận với các nguồn nước an toàn.
Theo ông Klitsch-Ott, trong khi tổ chức Caritas đã nỗ lực phân phối nước uống sạch và chất khử trùng ở các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề của đất nước song họ lo ngại dịch bệnh có thể tiếp tục lây lan, không chỉ ở Syria mà còn khắp Trung Đông.
Vào tháng 9, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo dịch tả bùng phát ở 26 quốc gia trên thế giới, cho biết tỷ lệ t.ử v.ong trung bình năm nay cao gấp 3 lần so với 5 năm trước.
Philippe Barboza, trưởng nhóm của WHO về bệnh tả và tiêu chảy, đã kêu gọi các quốc gia hành động ngay lập tức để ngăn chặn dịch bệnh lan rộng hơn, đồng thời tìm cách sản xuất thêm vaccine phòng bệnh tả và mở rộng khả năng tiếp cận với thuốc kháng sinh và nước sạch.
Bệnh tả là một loại tiêu chảy cấp tính do nhiễm vi khuẩn ở đường ruột. Người bệnh có xu hướng mắc bệnh khi nuốt phải thức ăn hoặc nước bị nhiễm vi khuẩn tả. Mỗi năm thế giới có tới hàng triệu người mắc bệnh nhưng trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng đều nhẹ hoặc không có. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể nhanh chóng đe dọa đến tính mạng, đặc biệt là đối với người cao t.uổi cũng như những người bị mất nước.
Dịch tả heo Châu Phi quay trở lại
Sau một thời gian tạm lắng, dịch tả heo Châu Phi đã xuất hiện trở lại ở nhiều địa phương. Điều đáng nói, khi có heo ốm c.hết, rất ít người dân báo cho chính quyền địa phương hay cơ quan thú y để lấy mẫu xét nghiệm, tiêu hủy mà tự tiêu hủy khiến nguy cơ dịch lây lan nhanh hơn.
Lao đao vì dịch tả
Có kinh nghiệm chăn nuôi heo mấy chục năm với quy trình chăm sóc cẩn thận, nhưng vừa qua, gia đình ông Trần Thức, ở thôn Tây, xã Tịnh Sơn (Sơn Tịnh) vẫn không tránh được thiệt hại nặng nề do dịch tả heo Châu Phi.
Hơn 10 ngày trước, vợ chồng ông luôn tất bật chăm sóc đàn heo 24 con của gia đình, trong đó có 4 con heo nái và 20 con heo con 1 tháng t.uổi. Chỉ trong 2 ngày, toàn bộ đàn heo đột ngột bỏ ăn, có biểu hiện sốt, ho. Heo nái hộc m.áu mồm lăn đùng ra c.hết rồi lần lượt đến heo con.
Dịch tả heo Châu Phi đã quay trở lại.
Ông Thức gọi cho nhân viên thú y đến và xác định đàn heo mắc bệnh dịch tả heo Châu Phi. Toàn bộ đàn heo của gia đình của ông Thức ước tính trọng lượng gần 500 kg phải tiêu hủy hoàn toàn.
Thẫn thờ bên khu chuồng trống trơn, ông Thức không giấu được sự tiếc nuối. “Mình nuôi heo như nuôi con, thấy chúng c.hết vợ chồng khóc theo. Bà nhà tôi nay còn nhớ chúng hay ra chuồng thẫn thờ. Với 4 con heo nái, trung bình mỗi năm gia đình tôi kiếm được hơn 40 triệu đồng giờ thì bỗng chốc tan thành mây khói”, ông Trần Thức thở dài.
Già cả nuôi được 2 con heo nái vừa sinh con được gần giáp tháng. Bà Thu, hàng xóm của ông Thức chưa kịp mừng vì giá heo ổn định thì bất ngờ dịch tả heo Châu Phi ập đến khiến đàn heo nhiễm bệnh tiêu hủy, bà trắng tay.
Ông Trần Thức thẫn thờ bên khu chuồng trống trơn.
Bà Thu chua xót nói: “Thấy heo của hàng xóm bị dịch c.hết la liệt tôi đã chủ động mua thuốc về phun, mua vôi rải khử trùng khắp chuồng trại, rải xung quanh nhà cả đường đi thế mà vẫn c.hết. Mong sớm có vắc xin cho bà con nhờ chứ giá cám thì cao mà nuôi là c.hết thì chỉ có nước bỏ chuồng nào dám tái đàn?”.
Sau một thời gian im ắng, dịch tả heo Châu Phi đã xuất hiện trở lại ở nhiều địa phương, chủ yếu là ở các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ. Việc dịch tả heo châu Phi trở lại khiến người chăn nuôi càng chật vật hơn trong thời buổi giá thức ăn chăn nuôi tăng cao.
Điều đáng nói, khi có heo ốm c.hết, rất ít người dân báo cho chính quyền địa phương hay cơ quan thú y để lấy mẫu xét nghiệm, tiêu hủy mà tự tiêu hủy khiến nguy cơ dịch lây lan nhanh hơn.
Không lơ là chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học
Dịch tả heo Châu Phi là dịch bệnh nguy hiểm. Những năm qua, dịch gây thiệt hại nặng nề đến người chăn nuôi heo. Dù có thời gian tạm lắng, nhưng nguy cơ tái phát dịch vẫn rất cao. Bởi virus gây bệnh có khả năng tồn tại rất lâu ngoài môi trường, đường lây truyền rất phức tạp và chưa có vắc xin phòng bệnh này.
Người chăn nuôi cần vệ sinh chuồng trại thường xuyên.
Vừa qua Bộ NN&PTNT đã công bố kết quả nghiên cứu, sản xuất thành công vắc xin phòng bệnh dịch tả heo Châu Phi. Tuy nhiên, do đây là vắc xin mới nên chưa được lưu hành thương mại để sử dụng đại trà.
Trong thời gian chờ vắc xin được sử dụng rộng rãi, ngành nông nghiệp khuyến cáo người chăn nuôi không lơ là giải pháp chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.
Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Quang Trung, với các hộ chăn nuôi heo nhỏ lẻ rất dễ phát sinh dịch bệnh. Sở NN&PTNT khuyến cáo người chăn nuôi nên chăn nuôi theo hướng tập trung, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh; thường xuyên kiểm tra, giám sát, chăm sóc theo quy trình an toàn.
Khi có dịch, người chăn nuôi cần báo cho chính quyền địa phương để tiêu hủy hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
“Khi phát hiện dịch bệnh phải báo ngay cho chính quyền địa phương để chỉ đạo cho cán bộ thú y cơ sở hướng dẫn điều trị kịp thời. Khi có heo c.hết, người dân không được bán tháo, bán chạy nhằm hạn chế sự lây lan qua của dịch sang các hộ chăn nuôi khác. Có như vậy mới góp phần khống chế được dịch tả heo Châu Phi”, ông Nguyễn Quang Trung nói.