Người cao t.uổi có nhiều nguy cơ bệnh nặng khi mắc Covid-19, đặc biệt khi có nhiều bệnh nền kèm theo chưa được kiểm soát tốt như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận mạn, bệnh phổi mạn, bệnh tim mạn, ung thư…
Bài Viết Liên Quan
- Y tế huyện cứu sản phụ bị sốc phản vệ độ III, bắt thai nhi thành công
- Thành công bước đầu từ kỹ thuật can thiệp bào thai
- 10 lý do tại sao nên uống trà gừng thường xuyên
Tiêm phòng Covid-19 cho người cao t.uổi tại Trung tâm thể dục thể thao Tao Đàn (Q.1, TP.HCM) ngày 22.7. Người trên 65 t.uổi nằm trong nhóm đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19 tại TP.HCM đợt này. Ảnh KHẢ HÒA
Nguy cơ tăng dần ở người từ 50 t.uổi và tăng thêm với mỗi nhóm t.uổi 60, 70, 80. Người trên 85 t.uổi có nguy cơ cao nhất nhiễm bệnh và diễn tiến nặng.
Do đó, người cao t.uổi cần thực hiện 3 biện pháp sau, theo hướng dẫn của Khoa Lão – Chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM:
1. Tiêm vắc xin Covid-19:
Đây là biện pháp quan trọng, giúp phòng ngừa và giảm biến chứng nặng.
Các nghiên cứu đã chứng minh các loại vắc xin Covid-19 như AstraZeneca, Pfizer hay Moderna đều giảm biến chứng bệnh nặng và nguy cơ t.ử v.ong do Covid-19 ở người cao t.uổi.
2. Giãn cách xã hội:
Hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp với người khác, đặc biệt trong không gian kín. Giữ liên lạc với con cháu, người thân qua điện thoại, máy tính bảng, ứng dụng video call… Nếu sống cùng nhiều người trong nhà, hãy sắp xếp một phòng riêng.
Không đi ra ngoài nơi tập trung đông người. Giữ khoảng cách tiếp xúc trên 2 m.
Trữ sẵn thực phẩm và thuốc trong nhà trong tối thiểu 2 tuần, hoặc nhờ người khác đi chợ giúp. Khi nhận hàng phải đảm bảo khoảng cách.
Cháu hơn 60 t.uổi đưa bà ngoại 102 t.uổi đi tiêm vắc xin Covid-19
3. Bảo vệ cá nhân:
Đeo khẩu trang khi ra ngoài. Khẩu trang phải kín, không được chạm vào mặt ngoài khẩu trang, không kéo xuống cằm để nói chuyện, không dùng một chiếc khẩu trang nhiều lần. Khẩu trang vải cần giặt sạch và phơi khô sau mỗi lần sử dụng.
Rửa tay thường xuyên. Nếu không có xà phòng và nước, hãy dùng dung dịch sát trùng tay chứa tối thiểu 60% cồn.
Tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng khi chưa rửa tay.
Khi ho hoặc hắt hơi, hãy dùng khăn giấy hoặc mặt trong khuỷu tay, sau đó hãy rửa tay.
Làm sạch và khử trùng các bề mặt và đồ vật thường chạm vào bằng dung dịch tối thiểu 60% cồn.
Tập thể dục thường xuyên, tối thiểu 30 phút mỗi ngày.
Thực hành các sở thích, thư giãn, thiền…
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và đa dạng, nhiều rau xanh, vitamin và khoáng chất.
Uống đủ nước, tối thiểu 2 lít mỗi ngày.
Tuân thủ chế độ điều trị các bệnh lý nền mạn tính một cách đều đặn: Không được ngưng thuốc, chuẩn bị sẵn những thuốc thường dùng để sử dụng trong thời gian lâu dài. Có thể liên hệ điện thoại với cơ sở y tế đang điều trị để trao đổi trực tiếp và được tư vấn phù hợp.
Hãy nói với người thân về bất cứ nỗi lo, buồn, sợ hãi, bất an… nào.
Current Time0:00
/
Duration1:55
Auto
Sáng 23.7: TP.HCM thêm 3.302 ca Covid-19 trong 12 giờ, sắp vượt 50.000 bệnh nhân
Người cao t.uổi cần làm gì nếu nghi ngờ nhiễm Covid-19 ?
– Liên hệ cơ sở y tế gần nhất để được xét nghiệm tầm soát, nếu nghĩ rằng mình đã tiếp xúc với người nghi nhiễm Covid-19.
– Liên hệ ngay với trạm y tế địa phương hoặc đường dây nóng Bộ Y tế 1900 9095 và 1900 3228 để được tư vấn, nếu có một trong các biểu hiện nghi ngờ nhiễm Covid-19 như đau họng, mất vị giác hoặc khứu giác, ho, sốt, khó thở… Đừng chần chừ tìm kiếm sự hỗ trợ y tế vì có thể làm Covid-19 nặng hơn hoặc các bệnh lý khác (vốn cũng gây ra khó thở, mệt, sốt, ho…) trở nên nặng hơn.
– Thảo luận với nhân viên y tế hoặc người thân về các vấn đề sức khỏe (cách người cao t.uổi muốn được chăm sóc, các can thiệp y tế nào muốn hay không mong muốn…) trong trường hợp nghĩ rằng mình có thể mắc Covid-19, hoặc khi bệnh trở nặng.
– Suy nghĩ và xác định người chăm sóc hiểu mình nhất để họ có thể đưa ra các quyết định y tế trong trường hợp người cao t.uổi không thể tự quyết định được cho bản thân.
(Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM)
Cách phòng tránh COVID-19 cho bệnh nhân đái tháo đường
Dù chưa có đủ bằng chứng chứng minh người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) dễ nhiễm COVID-19 hơn dân số chung, nhưng người bệnh ĐTĐ mắc COVID-19 có nguy cơ biến chứng nặng và t.ử v.ong cao hơn.
Nguy cơ mắc bệnh và biến chứng nghiêm trọng
Hiện nay, bệnh ĐTĐ đã và đang gia tăng trên toàn cầu. Tại Việt Nam, theo ước tính của Bộ Y tế, đối với người t.uổi từ 20-79, bệnh ĐTĐ sẽ tăng khoảng từ 3.53 triệu người mắc năm 2017 lên 6.3 triệu người mắc vào năm 2045.
Theo những số liệu đã công bố, nguy cơ t.ử v.ong liên quan đến đến nhiễm COVID-19 tập trung cao ở những bệnh nhân trên 60 t.uổi và có những bệnh nền như tim mạch, ĐTĐ, ung thư và hô hấp mãn tính. Tại Ý các ca t.ử v.ong do COVID-19 có t.iền sử ĐTĐ chiếm 35%; Trung Quốc là 7.3%; tại Mỹ cũng được ghi nhận con số tương tự.
Do hệ thống miễn dịch của người bệnh ĐTĐ bị tổn hại khiến việc chống lại virus khó khăn hơn.
Theo PGS.TS.Tạ Văn Bình – Chủ tịch Trung ương Hội Người giáo dục Bệnh đái tháo đường Việt Nam: Người mắc bệnh ĐTĐ thường dễ bị bệnh nặng hơn khi nhiễm virus SARS-CoV-2.
Do hệ thống miễn dịch của người bệnh vốn đã bị tổn hại, khiến việc chống lại virus khó khăn hơn và khả năng phục hồi cũng lâu hơn. Virus có thể phát triển mạnh hơn trong môi trường đường huyết tăng cao.
Hơn nữa, khi nhiễm virus cơ thể cố gắng chống lại bệnh bằng cách giải phóng đường dự trữ để cung cấp năng lượng do đó đường trong m.áu tăng lên.
Ngoài ra, người ĐTĐ thường có nhiều biến chứng, nhiều bệnh kèm theo như tăng huyết áp, tim mạch, các n.hiễm t.rùng khác, biến chứng bàn chân sẽ càng nghiêm trọng hơn…
Đó chính là lý do mà người bệnh ĐTĐ cần phải thận trọng hơn và tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp nhằm tránh lây nhiễm bệnh.
Cần làm gì để phòng tránh nhiễm COVID-19?
Cũng theo PGS.TS.Tạ Văn Bình, trước tình hình dịch bệnh căng thẳng như hiện nay, ngoài khuyến cáo chung với việc thực hiện 5k (khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập đông người, khai báo y tế), căn cứ vào hướng dẫn mới nhất của Liên đoàn ĐTĐ Quốc tế và Quỹ ĐTĐ Thế giới, Hội người Giáo dục bệnh ĐTĐ Việt Nam khuyên những người mắc ĐTĐ cần thực hiện tốt những biện pháp dưới đây trong sinh hoạt hằng ngày:
Rửa tay kỹ và thường xuyên bằng xà phòng, nước sát khuẩn.
Làm sạch và khử trùng mọi bề mặt vật thể thường xuyên chạm vào.
Cố gắng tránh chạm tay lên mũi, miệng, mắt.
Không chia sẻ thức ăn, không dùng chung kính, khăn, dụng cụ…
Cố gắng tránh tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh về đường hô hấp như ho, hắt hơi, nghi ngờ nhiễm virus. Nếu phải đi ra ngoài tránh sử dụng giao thông công cộng, thay quần áo, rửa tay ngay khi về nhà.
Nếu có các triệu chứng giống cúm (ho, hắt hơi, sổ mũi, người mệt mỏi…) hãy liên lạc với số điện thoại cần thiết để được hỗ trợ về y tế, không nên đến ngay phòng khám, bệnh viện… vì có thể lây bệnh cho người khác hoặc bị nhiễm bệnh.
Quản lý tốt bệnh ĐTĐ tại nhà giúp ngừa lây bệnh
Do tình trạng giãn cách xã hội, để ngăn sự lây lan dịch, PGS.TS.Tạ Văn Bình khuyên: Trong giai đoạn này, mọi lịch hẹn kiểm tra thường quy nên được trì hoãn cho tới khi tình hình dịch trở về bình thường. Khi lệnh cách ly được dỡ bỏ người bệnh ĐTĐ phải tái khám lại ngay.
Trong thời gian chờ tái khám vẫn phải uống thuốc theo đơn, thực hiện chế độ ăn, luyện tập thể lực, cần liên lạc với bác sĩ điều trị để được tư vấn thêm về cách tự theo dõi bệnh và thực hiện đơn thuốc. Ngoài ra cần phải chuẩn bị chi tiết mọi thứ cần thiết trong thời gian thực hiện giãn cách: Ghi nhớ địa chỉ, số điện thoại liên lạc khi cần (của bệnh viện, hiệu thuốc, của bác sĩ, người thân, cửa hàng thực phẩm…).
Người mắc ĐTĐ, đặc biệt là những người chưa kiểm soát đường huyết tốt sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, do đó cần kiểm soát đường huyết tốt. Dinh dưỡng lành mạnh và vận động tích cực vừa sức giúp kiểm soát cân nặng cũng giúp người bệnh nâng cao sức đề kháng và phòng tránh dịch bệnh.
Dùng thuốc đầy đủ kết hợp chế độ dinh dưỡng lành mạnh và tập luyện vừa sức giúp ổn định đường huyết.
Tự thử đường m.áu thường xuyên hơn, nếu không kiểm tra được đường m.áu tại nhà, hãy chú ý đến các dấu hiệu đi tiểu nhiều hơn (đặc biệt là vào ban đêm), rất khát nước, đau đầu, mệt mỏi, thờ ơ, bủn rủn chân tay, vã mồ hôi, hoa mắt, chóng mặt. Nếu có các triệu chứng trên tăng lên hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn xử trí.
Nếu có các triệu chứng giống như cúm (sốt, ho, khó thở), nên gọi hỗ trợ y tế và điều trị ngay lập tức.
Đảm bảo uống đủ nước, đặc biệt là người già phải uống đủ nước dù không thấy khát.
Chuẩn bị đủ các loại thuốc trị ĐTĐ, thuốc điều trị biến chứng, thực phẩm cần thiết cho chế độ ăn của người ĐTĐ, thậm chí cần dự phòng đủ trong trường hợp phải cách ly.
Nghiên cứu cho thấy ở nhà nhiều thường có xu hướng ăn nhiều hơn, ít vận động, vì vậy chỉ nên ăn đủ ngày 3 bữa chính, không ăn quá 3 bữa phụ, hạn chế tối đa nước uống có ga, nước uống đóng chai có đường. Có thể bổ sung dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất bằng cách ăn hoa quả vào các bữa phụ.
Chuẩn bị bánh ngọt, sữa, đường… để xử trí trong các trường hợp hạ đường huyết đột ngột.
Nếu người ĐTĐ sống một mình, phải có người thân biết rõ tình trạng bệnh để khi cần có thể hỗ trợ.
Dù ở tại nhà, hạn chế đi lại, người ĐTĐ vẫn phải hoạt động thể chất thường xuyên để kiểm soát tốt đường huyết như đi bộ, chạy tại chỗ…
Kiểm tra đường huyết hàng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ. Với người ĐTĐ thai kỳ phải kiểm tra đường m.áu thường xuyên 4 lần/ngày vào các thời điểm đường m.áu lúc đói buổi sáng, đường m.áu sau ăn sáng, sau ăn trưa và sau ăn tối 2 tiếng đồng hồ. Hàng tuần phải liên hệ với bác sĩ sản khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa ĐTĐ để được tư vấn. Nếu thấy đường m.áu tăng đột ngột phải thông báo cho bác sĩ ngay.
Nếu có lịch hẹn tái khám, hoặc phải mua thuốc mà đang có các triệu chứng ho, hắt hơi, sốt thì không nên đến ngay phòng khám, bệnh viện, nhà thuốc mà phải gọi điện đến bác sĩ điều trị hoặc bệnh viện nơi đăng ký khám chữa bệnh để được tư vấn.
Nếu đang điều trị biến chứng ĐTĐ như loét bàn chân, biến chứng tim mạch, suy thận mà không có triệu chứng COVID-19, vẫn nên tiếp tục điều trị và phải liên hệ hẹn trước nơi khám, điều trị. Duy trì thói quen kiểm tra và tự chăm sóc bàn chân hàng ngày.
Hằng ngày cần theo dõi thông tin chính thống về tình hình dịch bệnh, các ca nhiễm bệnh, các khu vực đã có người nhiễm bệnh để có biện pháp tránh tiếp xúc gần, nhằm phòng bệnh cho cả người bệnh và gia đình.